Mật nhân là gì?

Là dạng cây thân gỗ có chiều cao khoảng 15m, thường được mọc ở dưới những tán lá của cây lớn hơn. Xung quanh thân cây được bao phủ lông và được phân chia thành nhiều cành, nhánh. Mật nhân thuộc loại lá kép, không có cuống lá, mỗi cành lá thường có từ 13 – 42 lá nhỏ đối, xen kẽ nhau và lá có màu xanh, mặt dưới lá màu trắng. Hoa màu đỏ nâu mọc thành chum, quả hình chứng, hơi dẹt có rãnh ở giữa. Rễ cây có màu vàng nhạt, khi bóc có mùi thơm nhẹ, thân và ruột có màu vàng óng.

Mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia và được biết đến với các tên dân gian khác là bá bệnh, bách bệnh, bá bịnh, mật nhơn, hậu phác nam.

Mật nhân được phân bố ở đâu?

Là loại cây bụi mảnh, thường mọc hoang ở những cánh rừng thưa ở vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam thường mọc ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và rải rác khắp miền trên nước ta.

Cây Mật Nhân
Cây Mật Nhân

Bộ phận nào được dùng làm thuốc?

Xem thêm

Các thành phần của cây mật nhân được sử dụng làm thuốc và chứa nhiều dược chất nhất là thân rễ, vỏ thân, quả mật nhân. Phần lá bỏ đi, không được dùng làm thuốc.

Thành phần hóa học của mật nhân?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng vỏ cây mật nhân có chứa chất đắng là quasin, có hydroxyxeton, camopesterol, bsitorol. Hàm lượng chất đắng cao nhất là urycomalacton và 2,6 dimetoxybenzoquinon là một sắc tố màu vàng.

Theo đông y:

Mật nhân có vị đắng, không độc, tính mát, tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu, trị kiết lị, rối loạn tiêu hóa và hỗ trợ trị đau nhức xương khớp…

Những nghiên cứu khoa học về Mật nhân?

Chiết xuất mật nhân đã được Hoa kỳ cấp bằng sáng chế năm 2006 về phương pháp điều trị rối loạn chức năng tình dục và vô sinh ở nam giới.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng E. longifolia giúp tăng cường sản xuất testosterone nội sinh.

Năm 2007, nhóm tác giả Trần Anh Tuấn, Trần Thị Thu Hương, Trân Hông Quang, Nguyên Tiên Hùng, Phan Văn Kiệm, Châu Văn Minh, đã nghiên cứu thành phân hoá học cây bá bệnh và đã cô lập được 6 hop chất là: 9-hydroxycanthin- 6-on (13), 13,18-dihydroeurycomanon (14), Kaempferol -3-0-a-rhamnpyrannoisid (15), eurycomanon (16), eurylen (17), 9-methoxylcanthin-6-on(18).

Năm 1982 , nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Y dược Hiroshima , Nhật , từ rễ cây có nguồn gốc từ Indonesia đã cô lập được hai hợp chất quassinoid có số oxy hoá cao có tên là eurycomanon ( 19 ) và eurycomanol ( 20)

Công dụng của mật nhân?

  • Có tác dụng giúp bảo vệ gan, làm tăng khả năng của hệ miễn dịch.
  • Hỗ trợ tái tạo các tế bào gan đã bị tổn thương và giúp hạ men gan, giảm viêm gan, xơ gan.
  • Hỗ trợ tốt cho người cơ thể suy nhược, ăn uống không tiêu, tiêu chảy.
  • Kích thích cơ thể sản xuất nhiều testosterone, tăng sức mạnh cơ bắp và khối lượng cơ.
  • Tăng cường sự cương cứng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cải thiện khả năng sinh sản.
  • Tăng khả năng sinh dục, tăng cường chất lượng tinh trùng và giúp chống tình trạng xuất tinh sớm.
  • Hỗ trợ chữa bệnh gout, tiểu đường, lở ngứa, người hay bị nóng và trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.

Một số bài thuốc từ mât nhân?

Điều trị các bệnh gan:

Lấy 30g cây mật nhân đun cùng 1 lít nước để uống trong ngày.

Có thể kết hợp 10g cây mật nhân với 70g cây cà gai leo và 30g diệp hạ châu , sắc với 1 lít nước cho đến khi còn 500ml, chia uống nhiều lần trong ngày . Uống liên tục trong 1 – 3 tháng.

Chữa đau bụng, ăn không tiêu:

Dùng mỗi vị 50g bao gồm: rễ mật nhân, trần bì, dây mơ, củ bồ bồ, cam thảo, sả, củ ấu, hoắc hương, hậu phác, đem rửa sạch và phơi khô sau đó tán bột mịn. Mỗi ngày dùng 12g hãm với nước uống.

Trị khí huyết kém, người hay bị nóng:

Lấy mỗi loại 10g gồm: rễ mật nhân, hà thủ ô, đậu đen, rau muống biển, dây gùi, tang chi, cỏ xước, rễ ô môi, dây kỷ ninh, sắc lấy nước uống và mỗi ngày 1 thang.

Chữa lỵ, tiêu chảy:

Dùng quả mật nhân sắc lấy nước uống.

Lưu ý!

Không dùng mật nhân cho phụ nữ mang thai. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.