Xem thêmQủa, lá, rễ của cây Ô môi (Fructus, Folium
et Casiae grandis). Chọn quả chín lấy cơm quả. Lá và vỏ thu hái quanh năm, thường
dùng tươi.
Thành phần hóa học Ô môi
Nghiên cứu thu được trong cơm quả ô môi có
chứa thành phần là glucid, chất nhầy, tanin, saponin, anthraglycosid, tinh dầu,
canxi oxalate, chất nhựa.
Tác dụng – công dụng chung của cây Ô môi:
Làm thuốc bổ; chữa đau lưng, nhức mỏi; kích
thích tiêu hóa, nhuận tràng, chữa kiết lỵ và ỉa chảy; bệnh ngoài da; đắp trị rắn,
rết, bọ cạp cắn.
Tính vị Ô môi theo đông y
Ô môi có vị ngọt chát nhẹ, mùi hắc có tác dụng
nhuận tràng và xổ, lá sát trùng; vỏ giải độc. Người ta dùng cơm quả Ô môi để
ngâm rượu, sắc uống hoặc có thể nấu thành cao mềm cất lọ uống dần, chữa đau
lưng, nhức mỏi, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, chữa kết lị và ỉa chảy. Lá được
dùng để chữa bệnh ngoài da như lở loét, hắc lào.
Ô môi được dùng để phôi với các vị thuốc
khác hoặc dùng để sắc lấy nước uống, hoặc nấu cao, hoặc ngâm rượu dùng dần.
Một số nghiên cứu khoa học về cây Ô môi
Các nghiên cứu chỉ ra rằng Ô môi có tác dụng trong điều trị chứng ghẻ ngứa; Giúp nhuận tràng, điều trị táo bón; Điều trị thấp khớp, đau nhức xương khớp; Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.
Một số bài thuốc có Cây Ô môi
Rượu ô môi: làm thuốc bổ, giúp sự tiêu hóa, làm ăn ngon miệng,
ngoài ra còn có tác dụng chữa đau lưng, đau xương:
Quả ô môi sơ chết ngâm với khoảng 500 ml rượu
25 – 30 độ cồn. Để trong bình thủy tinh đậy kín ngâm trong khoảng 15 – 20 ngày
là có thể bỏ ra dùng, lưu ý càng ngâm lâu thì càng tốt. Ngày uống hai lần, mỗi
lần một chén nhỏ khoảng 5ml, dùng trước bữa ăn.
Chữa trị đau thấp khớp:
Vỏ ô môi 50g + dây đau xương 100g + cốt
toái bổ 100g + nhục quế 30g. Cho tất cả các dược liệu trên vào bình thủy tinh,
đỏ vào khoảng 1.000ml rượu đế 30 – 40 độ cồn, đổ rượu sao cho chìm hẳn dược liệu,
đậy kín ngâm trong khoảng 15 – 20 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lầm dùng từ 30
– 60ml.
Trị lở ngứa da, lang ben, hắc lào (lác):
Lấy lá ô môi rửa sạch rồi giã nát, xát tại
chỗ hoặc giã nát ngâm với rượu với tỷ lệ 1/1, cất hũ thủy tinh đậy kín, để bôi
ngày vài lần.
Lưu ý sử dụng Ô môi
- Thảo dược này có thể
tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.
Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng
cây sen.
- Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối
không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy
thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.
Xem thêm: Cây ổi!