Cây Ba đậu là gì?

Cây Ba đậu còn được gọi với tên khác là Ba đậu hay Mần để. Tên khoa học là lag Croton tiglium L, thuộc họ Thầu dầu (tên danh pháp khoa học là Euphorbtuceae).

Cây gỗ hay cây nhỡ, cao 3 – 6 m, nhánh non màu lục khá mảnh. Lá hình trái xoan, nhọn ở chóp, hơi có răng ở mép. Cụm hoa ở ngọn, có lá, hoa đực ở ngọn, hoa cái ở gốc, dài 10 – 20 cm. Qủa ngang hình cầu, có lông hoặc nhẵn, hạt hình trứng màu nhạt.

Phân bố Cây Ba đậu

Cây Ba đậu thường được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta, đặc biệt là các tỉnh miền núi, có thể kể đến như Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Hòa Bình,… . Ngoài ra, chúng còn được phát hiện trồng ở các tỉnh thuộc miền Trung Bộ.

Bộ phận dùng Cây Ba đậu

Xem thêm

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Ba đậu là hạt của nó ( Fructus crotonis).

Thường ra hoa kết quả khoảng từ tháng 7, tháng 8 hay đầu giữa tháng 9, quả chín sẽ nứt thành các mảnh vỏ, lúc này sẽ được thu hái về phơi khô đập lấy hạt bên trong, bỏ ra phơi lại 1 lần là có thể đóng túi bảo quản. Hoặc để dược liệu có thể để được trong thời gian dài thì có thể để nguyên quả, khi nào sử dụng thì có thể đập vỏ rồi mới lấy hạt sử dụng.

Thành phần hóa học Cây Ba đậu

Ba đậu có chứa khoảng 30 – 50% thành phần là dầu.

Tác dụng – công dụng chung của Cây Ba đậu

Tác dụng nhuận tràng, chữa bụng đầy trướng, táo bón, đại tiện bí kết, ho nhiều dờm loãng, đau tức ngực, bạch hầu và sốt rét.

Cây Ba đậu, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Cây Ba đậu, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Cây Ba đậu Theo đông y:

Hạt có vị cay, tính nóng, rất độc, có công năng phá tích, trục đờm, hành thuỷ, chủ trị hàn tích đình trệ, bụng đầy trướng, táo bón, đại tiện bí kết (tắc nghẽn ruột) ho nhiều đờm loãng, đau tức ngực, bạch hầu và sốt rét. Rễ và lá có vị cay và nóng có độc, có tác dụng ôn trung tán hàn, khu phong, tiêu thũng, chủ trị thấp khớp dạng thống phong, bọc máu, đòn ngã, rắn cắn. Lá dùng bên ngoài khi bị phát cước hoặc làm thuốc sát trùng.

Hạt ba đậu ép bỏ hết dầu, sao vàng mới dùng. Liều lượng từ 0,01 – 0,05 g, dạng viên hoặc cao. Lại thường dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Rễ dùng với liều 3-10g. Lá có thể dùng tươi giã đắp hoặc tán làm bột sát trùng.

Một số nghiên cứu khoa học về cây Ba đậu

Dầu Ba đậu có thể tạo nên các vết mụn nước trên da, khi thoa dầu lên da sẽ chuyển đỏ sau bắt đầu xuất hiện các bọc nước li ti rồi to dần gây phỏng rộp.

Khi sử dụng đường uống thì cần phải lưu ý do dầu Ba đậu có tính tẩy rất mạnh, với liều rất nhỏ (1/2 đến 2 giọt) đã gây tác dụng sau 1/2 đến 1 giờ khiến người bệnh đi ngoài 5-10 lần, lúc đầu đặc, sau lỏng, bụng đau nhiều hay ít, nóng ở hậu môn.

Nước sắc Ba Đậu có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu vàng, bạch hầu trực khuẩn, ức chế hoạt tính đối với trực khuẩn cúm và trực khuẩn mủ xanh (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).

Với liều rất nhỏ dầu Ba Đậu thí nghiệm trên chuột nhắt thấy có tác dụng giảm đau.

Dầu Ba Đậu dùng tại chỗ giúp phóng Histamin. Chích dưới da làm tăng tiết chất nội tiết thượng thận.

Sử dụng đường uống với liều 2 giọt dầu Ba đậu trở lên có thể gây viêm ruột và có triệu chứng ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy nhiều, toát mồ hôi và chết.

Với liều từ 10 – 20 giọt có thể gây chết 1 con ngựa. Dùng liều nhỏ nhưng dùng liên tiếp, dùng liên tục cüng gây ngộ độc và tử vong. (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam)

Một số bài thuốc có Cây Ba đậu

Chữa bệnh viêm niêm mạc dạ dày cấp tính, đau bụng:

Ba đậu sương 1g + cát cánh, bối mẫu mỗi vị cân lấy 3g. Đem tất cả đi tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần lấy 0,2g, hào chung với nước ấm, rồi uống.

Giúp lợi tiểu, đi ngoài nhuận:

Ba đậu 200mg + hạnh nhân 3g. Tán thành bột rồi chế thành viên hoàn nhỏ bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3 – 6 viên.

Trị hàn tích, ăn không tiêu, đại tiện bí:

1 chén ba đậu + 5 chén rượu. Bắc bếp đun với lửa nhỏ, đun liên tục trong 3 ngày 3 đêm cho khô. Sau đó làm thành viên hoàn to bằng hạt đậu. Mỗi lần chỉ uống 1 viên với nước, liều dùng: 1 viên/ngày. Đối với các triệu chứng nặng và kéo dài có thể dùng 2 viên/lần.

Trị phong ngứa, nổi ban:

Chuẩn bị 50 hạt ba đậu đã được sơ chế cho vào ấm sắc chung với 7 chén nước với lửa nhỏ. Sắc đến khi còn lại khoảng 2 chén rồi bọc vào túi và chườm trực tiếp lên vị trí da bị nổi mẩn ngứa.

Chữa đau bụng viêm dạ dày:

Ba đậu sương 0,5g + nhục quế, đinh hương mỗi vị 3g + trầm hương 2g. Cho tất cả các vị đi tán nhỏ, trộn đều. Mỗi lần lấy 0,5g đến 1g, hãm chung với nước nóng.

Lưu ý sử dụng Cây Ba đậu

  • Khi uống khoảng 20 giọt dầu Ba Đậu có thể gây tử vong.
  • Không sử dụng cho người bị bệnh thực nhiệt, táo bón; phụ nữ có thai.
  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

Xem thêm: Bí ngô!