Cây cúc vạn diệp là gì?

Cúc vạn diệp là dạng cây thân cỏ, sống lâu năm, được trồng làm cảnh và ngoài ra được sử dụng là một vị thuốc trong đông y. Thân cây có chiều cao trung bình từ 40 đến 80cm, thân cây có gờ nổi lên chạy dọc, phân nhánh thành các cành nhỏ và được bao bọc bên ngoài bằng một lớp lông màu trắng.

Lá của cây cúc vạn diệp mọc so le nhau, phiến lá dài trung bình từ từ 2 đến 20cm và có chiều rộng từ 1 đến 2,5cm. Thuộc dạng lá kép lông chim 2-3 lần, thân lá mềm, lá chét có hình thuôn, dài từ 3-9mm. Mặt trên của lá được phủ một lớp lông tơ mỏng, phí mặt dưới có lông dày hơn thuộc hình dải, đinh nhọn.

Cụm hoa có hình đầu, đường kính trung bình từ 4 đến 7mm, có cuống hoa dài từ 2 – 4 mm, phủ lông mềm. Hoa ở viền cụm hoa thường có 5, tràng hoa có dạng lưới nhỏ, có hình bầu dục dài từ 2 đến 3mm. Hoa có màu trắng pha lẫn màu tím nhạt, ống tràng phía dưới dài bằng lưỡi nhỏ là hoa cái. Tất cả hoa ở giữa có tràng hình ống dài 3,5 mm, hoa lưỡng tính có màu trắng, đỉnh ống có 5 thùy ngắn. Quả bế có dạng hình bầu dục, chiều dài chừng 2mm, dẹt.

Cây cúc vạn diệp có tên khoa học là Achillea millefolium L và được biết đến với các tên khác như: Dương kỳ thảo; Vạn diệp; cỏ thi; Cúc vạn diệp, Xương cá.

Cúc vạn diệp, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!
Cúc vạn diệp, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!

Phân bố:

Thuộc dạng cây mọc hoang, có nguồn gốc từ khu vực ôn đới của Bắc bán cầu, chúng thường mọc tại các vùng đồng cỏ hay rừng mở, sống ở độ cao 800-2000 m có khí hậu cận nhiệt đới ở vùng núi cao. Trên thế giới loài cây này cũng mọc nhiều tại các nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra loại cây này cũng có nhiều ở Việt Nam, thuộc các tỉnh như Lai Châu (Mường Tè), Điện Biên (Tủa Chùa), Lào Cai (Sa Pa), Sơn La (Mộc Châu), Lâm Đồng (Đà Lạt).

Bộ phận dùng:

Phần được sử dụng làm thuốc là toàn bộ các bộ phận của cây, đều được sử dụng làm thuốc.

Thành phần hóa học:

Theo những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thành phần hóa học có trong cúc vạn diệp bao gồm những chất chính như: Luteolin, apigenin, casticin, centaureidin, artemetin, sesquiterpenoids, paulitin, isopaulitin, desacetylmatricarin và psilostachyin.

Những nghiên cứu khoa học về cây cúc vạn diệp:

Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí Food Chemistry cho hay, nếu như các sản phẩm thương mại từ cúc vạn diệp có hàm lượng cao acid béo bão hoa, protein, năng lượng, đường và chất flavonoid, thì cúc vạn diệp hoang dã có hàm lượng cao các carbohydrate, acid hữu cơ, acid béo không bão hòa, tocopherols và acid phenolic.

Theo đông y:

Cúc vạn diệp có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tiêu thũng, chỉ thống, điều kinh.

Công dụng của cúc vạn diệp:

  • Giúp cầm máu và hỗ trợ chữa lành vết thương ngoài da.
  • Giúp thông kinh và hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt.
  • Giúp an thần và chống lo âu.
  • Hỗ trợ chống viêm, giảm viêm và hỗ trợ điều trị viêm vú.
  • Hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa và hỗ trợ tốt cho người tăng huyết áp.
  • Hỗ trợ giảm hen suyễn.
  • Hỗ trợ chống co thắt và hỗ trợ kích thích nội tiết các dịch tiêu hóa.

Một số ứng dụng về cúc vạn diệp:

Tinh dầu cúc vạn diệp từng được sử dụng để giết ấu trùng của mỗi Aedes albopictus (muỗi vằn châu Á)

Cúc vạn diệp sử dụng như thực phẩm và dược phẩm trong cuộc chiến tranh thành troy năm 1200 TCN

Một số loài chim, trong đó có chim sáo đá xanh sử dụng cúc vạn diệp để lót ổ.

Cúc vạn diệp được sử dụng là biểu tượng may mắn trong văn hóa Trung Quốc.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Không nên sử dụng cúc vạn diệp khi đang uống thuốc chống đông máu.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và trẻ không nên sử dụng cúc vạn diệp