Theo tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội Tăng huyết áp quốc tế đều thống nhất gọi là tăng huyết áp khi huyết áp động mạch tối đa >= 140mmHg và/ hoặc huyết áp động mạch tổi thiểu >= 90mm Hg.

Phân loại tăng huyết áp:

Phân loại theo chỉ số huyết áp

*Theo JNC 7: Phan độ Huyết áp cho người >18 tuổi.

Loại Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg)
Bình thường <120 và 80<
Tăng huyết áp 120-139 và/hoặc 80-89
Tăng huyết áp giai đoạn 1 140-159 và/hoặc 90-99
Tăng huyết áp giai đoạn 2 >=160 và/hoặc >=100

*Theo WHO năm 1999

Loại Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg)
Độ 1140-15990-99
Độ 2160-179100-109
Độ 3180-209110-119
Độ 4 >=210 >=120

*Theo WHO năm 2003

Loại Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg)
Độ 1 140-159 90-99
Độ 2 160-179 100-109
Độ 3 >=180 >=110

Phân loại tăng huyết áp theo giai đoạn bệnh (Theo WHO)

Cách phân loại tăng huyết áp theo mức độ nặng nhẹ của các tổn thương hay biến chứng do tăng huyết áp gây ra được chia thành 3 giai đoạn:

Tăng huyết áp, phân loại, biến chứng, nguy cơ, điều trị!
Tăng huyết áp, phân loại, biến chứng, nguy cơ, điều trị!

Giai đoạn I: Không có một dấu hiệu tổn thơng thực thể nào, chỉ khi đo có huyết áp tăng mà thôi.

Giai đoạn II: Bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu tổn thương thực thể sau:

  • Dầy tâm thất trái thấy được trên X quang, điện tim, siêu âm tim.
  • Hẹp lan rộng hay khu trú các động mạch võng mạc mắt
  • Protein niệu và hoặc Creatinin huyết tương tăng nhẹ.

Giai đoạn III: Bệnh nhân đã có tổn thương ở các cơ quan:

  • Tim: Có suy thất trái
  • Não: Có chảy máu não, tiểu não hay thân não
  • Mắt: Có chảy máu hay xuất tiết võng mạc, có thể có phù gai thị
  • Ngoài ra có thể có: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, huyết khối động mạch trong sọ gây nhũn não, phồng tắc động mạch, suy thận.

Phân loại tăng huyết áp theo nguyên nhân

Dựa theo nguyên nhân tăng huyết áp được chia làm hai loại; tăng huyết áp thứ phát và tăng huyết áp nguyên phát.

Tăng huyết áp thứ phát: Còn gọi là tăng huyết áp triệu chứng khi tìm thấy nguyên nhân. Những nguyên nhân chính:

  • Thận: Viêm cầu thận cấp, viêm đài bể thận, sỏi thận, thận đa nang, ứ nước bể thận, hẹp đọng mạch thận.
  • Nội tiết: Cường Aldosteron tiên phát, phì đại thượng thận bẩm sinh, hội chứng Cushing, u tuỷ thượng thận, tăng calci máu.
  • Nguyên nhân khác: Hẹp eo đọng mạch chủ, nhiễm độc thai nghén, thuốc tránh thai, thuốc corticoid.

Các nguyên nhân nói trên chiếm từ 11-15% các trường hợp tăng huyết áp.

Tăng huyết áp nguyên phát: Còn gọi là tăng huyết áp bệnh nếu không tìm thấy nguyên nhân và chiếm từ 85-89% các trường hợp tăng huyết áp.

Phân loại tăng huyết áp theo thể bệnh

Tăng huyết áp thường xuyên: Con số huyết áp lúc nào cũng cao, tuy có lúc cao nhiều, có lúc cao ít. Trong loại này có thể nhận biết:

  • Tăng huyết áp lành tính: Tiến triển chậm, ít biến chứng
  • Tăng huyết áp ác tính: Tiến triển nhanh, nhiều biến chứng

Tăng huyết áp không thường xuyên: Con số huyết áp lúc cao, lúc bình thường. Tăng huyết áp cơn trên cơ sở huyết áp bình thường hoặc gần bình thường có những cơn tăng vọt.

Tăng huyết áp dao động (tăng huyết áp tạm thời): Huyết áp tăng thất thường, huyết áp thay đổi qua các lần đo, khi hồi hộp và trở lại bình thường khi nghỉ ngơi, khi trạng thái tinh thần yên tĩnh.

Biến chứng của tăng huyết áp

Khi bệnh tăng huyết áp phát triển đến một giai đoạn nhất định gây tổn thương đến các cơ quan, tổ chức khác thì mới xuất hiện biến chứng.

Động mạch:

  • Mạch nhanh: Nhiều hay ít do tăng tần số tim
  • Mạch căng: Do xơ cứng thành động mạch và do áp lực trong lòng mạch tăng (soi đáy mắt: Phù gai thị, xuất huyết võng mạc)

Tim:

  • Tâm thất trái đầy lên, cơ tim giãn ra, khả năng co bóp đàn hồi của tim giảm, thất trái giãn dẫn đến suy tim trái. Động mạch vành cũng dần dần bị xơ vữa do tăng huyết áp thúc đẩy gây ra thiếu máu cơ tim cục bộ làm xuất hiện những cơn đau thắt ngực, mức độ nặng có thể gây nhồi máu cơ tim, nó được coi là yếu tốt đe doạ trong bệnh mạch vành.

Não:

  • Tăng huyết áp làm cho lòng động mạch não hẹp lại, gây cản trở tuần hoàn, giảm lưu lượng máu đến nuôi tổ chức não gây ra tình trạng thiếu máu não, đôi khi tắc mạch não gây ra nhồi máu não.
  • Nếu vượt qua giới hạn đó một số động mạch nhỏ bị giãn ra, máu ào vào các mao mạch làm nứt các thành mạch dễ làm cho dịch huyết tương dễ tràn vào khoảng kẽ gây phù não. Nếu tăng huyết áp kéo dài các ổ hoại tử và chảy máu não sẽ xuất hiện.

Thận:

  • Hoại tử động mạch thận dẫn đến tăng Aldosteron thứ phát gây ứ nước, muối, làm tăng thể tích máu càng làm nặng thêm tình trạng tăng huyết áp. Suy thận.

Các yếu tốt nguy cơ tăng huyết áp:

  • Lượng muối ăn vào
  • Uống rượu
  • Hút thuốc lá
  • Béo bụng
  • Yếu tố tâm lý
  • Tuổi > 60 nam, > 65 nữ
  • Yếu tốt gia đình…

Điều trị tăng huyết áp:

Điều trị bằng thay đổi lối sống:

  • Hạn chế: muối, mỡ (thay mỡ động vật bằng mỡ thực vật), rượu, cà phê
  • Bỏ hẳn thuốc lá
  • Tránh Stress
  • Ăn nhiều trái cây, rau và các chế phẩm bơ sữa ít béo, với lượng mỡ bão hoà thấp.
  • Thường xuyên thể dục, thư giãn, vận động thể lực đều đặn (đi bộ nhanh)
  • Duy trì cân nặng bình thường
  • Đảm bảo giấc ngủ

Dùng thuốc (tăng huyết áp thường xuyên)

Nguyên tắc: Hạ áp, lợi tiểu, an thần

Thực hiện phác đồ theo bậc thang của Tổ chức Y tế thế giới

Bước I:

  • Đối với người tăng huyết áp dứoi 45 tuổi, thuốc đầu tiên cần dùng là thuốc chẹn Bêta hoặc thuốc ức chế men chuyển đổi Angiotensin (captopril).
  • Đối với người tăng huyết áp trên 45 tuổi, thuốc đầu tiên cần dùng là thuốc lợi tiểu.
  • Nếu điều trị như vậy mà huyết áp xuống thì giữ ở liều tác dụng. Nếu huyết áp không xuống hoặc xuống quá ít thì tăng dần liều. Nếu huyết áp không xuống thì chuyển sang bước II.

Bước II:

  • Phối hợp hai thức thuốc lợi tiểu + Chẹn Bêta hoặc ức chế men chuyển đổi Angiotensin. Nếu huyết áp không xuống hoặc xuống quá ít thì tăng dần liều. Nếu huyết áp không xuống thì chuyển sang bước III.

Bước III:

  • Phối hợp thuốc lợi tiểu + chẹn Bêta với một trong 4 loại thuốc sau đây: Hydralazin, Alpha methy dopa, clonidin, guannethidin. Nếu không đỡ thì phối hợp thuốc lợi niệu- chạn bêta với 2,3 trong các thuốc nói trên.

Đối với trường hợp tăng huyết áp giới hạn: Không cần dùng thuốc chống tăng huyết áp, chỉ cần dùng thuốc an thần kết hợp với thay đổi lối sống.