Bệnh tai biến mạch máu não, đột quỵ là căn bệnh gây tỷ lệ  tử vong cao nhất trong các nhóm bệnh. Người sau tai biến mạch máu não đều để lạ những di chứng nặng nề như liệt, bán thân bất toại, méo miệng. Bài viết này nhathuocthanthien.com.vn sẽ giới thiệu đến quý vị toàn bộ những đặc điểm quan trọng để quý vị nắm rõ.

Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não hay còn gọi là Đột quỵ não, bệnh xảy ra do mạch máu cung cấp lên não bị tắc nghẽn một phần hoặc bị vỡ, ngừng trệ đột ngột.

Tai biến mạch máu não có mấy loại?

Bệnh tai biến thường ở 2 thể trạng là; nhồi mãu não hoặc vỡ mạch máu não.

Nhồi mạch máu não:

Là hiện tượng máu lưu thông qua vùng mạch máu não bị hẹp, nghẽn gây nên tình trạng thiếu máu não, oxy dẫn đến hoại tử vùng nào (vùng thiếu máu cung cấp này được gọi là nhồi máu não).

Vỡ mạch máu não:

Là tình trạng mạch máu bị vỡ khiến máu thoát ra ngoài tràn vào nhu mô não, máu đươc bao bọc lại bởi màng tân não gọi là khối máu tụ. Máu chảy nhiều sẽ khiến các vùng não lân cận bị chèn ép gây ra hoại tử não hoặc thiếu máu cục bộ mô não dẫn đền phù trong mô não. Xem thêm: Cao huyết áp ăn gì?

Tai biến mạch máu não!
Tai biến mạch máu não!

Triệu chứng tai biến mạch máu não?

Theo bệnh viện Việt Pháp tại Hà Nội thì tai biến mạch máu não thường có 5 triệu chứng nhận biết như sau;

  • Xuất hiện liệt vận động hoặc rối loạn cảm giác ở một bên của cơ thể. Có thể là liệt chi trên hoặc chi dưới hay chỉ là tê bì các chi. Hoặc thấy một bên miệng bị trễ xuống.
  • Có vấn đề khi nói: nói khó hoặc khó khăn khi tìm từ phù hợp, hoặc không hiểu lời người khác nói;
  • Mắt nhìn mờ, giảm thị trường hoặc mù hoàn toàn một bên mắt;
  • Đột ngột đau đầu dữ dội, đặc biệt kèm theo buồn nôn, nôn hay chóng mặt;
  • Loạng choạng và mất phối hợp động tác.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng cơ bản như:

Các triệu chứng xảy ra đột ngột

  • Đột ngột thấy tê cứng ở mặt, tay hoặc chân – đặc biệt là tê cứng nửa người
  • Đột ngột nhìn không rõ (Thị lực giảm sút)
  • Đột ngột không cử động được chân tay (Mất phối hợp điều khiển chân tay)
  • Đột ngột không nói được hoặc không hiểu được người khác nói
  • Đầu đau dữ dội

Phụ nữ có thể có các biểu hiện đặc trưng sau:

  • Đột ngột đau ở mặt hoặc chân
  • Đột ngột bị nấc
  • Đột ngột cảm thấy buồn nôn
  • Đột ngột cảm thấy mệt
  • Đột ngột tức ngực
  • Đột ngột khó thở
  • Tim đập nhanh bất thường

Nguyên nhân tai biến mạch máu não?

Xơ vữa động mạch:

Đây được coi là nguyên nhân chính gây ra tai biến mạch máu não. Tình trạng xơ vữa mạch máu kéo dài khiến mạch máu bị hẹp, sinh huyết khối gây bít hoặc tắc mạch máu não.

Cao huyết áp:

Người bị cao huyết áp thường có nhiều bệnh đi kèm như béo phì, thừa cân, bệnh thận, hoặc di truyền. Cao huyết áp có thể dẫn đến thương tổn cơ quan như tim, thận, mạch máu não.

Điều trị tai biến mạch máu não?

Xử trí chung

  • Đảm bảo đường thở và thông khí
  • Tư thế nằm nghiêng an toàn
  • Đặt cán miệng, hút đờm dãi
  • Đặt nội khí quản: ứ đọng, điểm Glasgow < 8 điểm

Điều trị tăng huyết áp

  • 80% bệnh nhân đột quỵ có tăng HA
  • Thường giảm dần trong 24-48 giờ kể từ khi bị đột quỵ
  • Hầu hết THA là do đáp ứng sinh lý với tổn thương não ± TAH có từ trước
  • Tăng HA phản ứng: cầu bàng quang, đau, giảm oxy, tăng áp lực nội sọ
  • Hầu hết Bn giảm HA xẫy ra trong vòng những giờ đầu sau
    đột quỵ và không cần điều trị gì đặc hiệu
  • HA sẽ giảm tự nhiên khi BN ở trong phòng yên tĩnh, nghĩ ngơi, bàng quang rỗng, đau được kiểm soát, điều trị tăng ALNS có thể giảm HA.

Điều trị tăng huyết áp trong nhồi máu não

Theo khuyến cáo AHA:

  • Chỉ nên hạ HA ≈ 20% khi HA tâm trương > 140mmHg hoặc HA tâm thu > 220mmHg.
  • Nếu điều trị tiêu sợi huyết: duy trì HA < 180/110mmHg

Giảm hoặc hạn chế tiến triễn thể tích máu tụ

  • 35-40% khối máu tụ to ra trong 3-6 giờ khởi phát
  • Tăng thể tích máu tụ → tăng tàn phế và tử vong
  • Phù não quanh khối máu tụ thường trong vòng 48 giờ đầu
  • Biện pháp quan trọng nhất để giảm tăng thể tích máu tụ là làm giảm huyết áp động mạch
  • Đích HA 140-150 mmHg (theo Guideline của AHA/ASA 2010)

Điều trị THA trong xuất huyết dưới nhện

  • Dùng Nimodipine để ngăn ngừa co thắt mạch
  • Nhưng, Nimodipine làm hạ HA
  • Dùng liều ngắt quảng tùy theo HA
  • HA tâm thu > 140: 60mg mỗi 6 giờ
  • HA tâm thu 120-140: 30mg mỗi 6 giờ
  • HA tâm thu < 120: không dùng

Liều thuốc tiêu huyết khối?

  • Châu Âu và Mỹ: liều 0,9 mg/kg, bolus 10%
  • Nhật bản và một số nước châu Á: Liều 0,6 mg/kg, bolus 15%

Liều dùng cho người châu Á?

Nghiên cứu ENCHANTED

  • So sánh liều 0,6 mg/kg vs 0,9 mg/kg
  • Kiểm soát Huyết áp 140-150 mmHg vs < 180 mmHg
  • Dự kiến kết thúc 2017
  • Số lượng bệnh nhân nghiên cứu: 3300

Điều trị chống đông và chống ngưng tập tiểu cầu ở bệnh nhân nhồi máu não:

  • Bệnh nhân không có điều kiện kinh tế: Dùng Aspirin có hiệu quả hơn
  • Bệnh nhân dị ứng Aspirin dùng Plavix
  • Liều Aspirin: 100-300mg/ngày uống
  • Không nên kết hợp Aspirin và Plavix để điều trị dự phòng
  • Chỉ kết hợp Plavix + Aspirin ở nhóm Bn NMN có bệnh lý mạch vành kèm theo
  • Chỉ dùng Heparin TLPT thấp trong dự phòng tắc tĩnh mạch sâu

Điều trị chảy máu dưới nhện

  • Các phƣơng pháp can thiệp nội mạch và phẫu thuật
  • Phẫu thuật kep túi phình và can thiệp nội mạch đặt coil nên thực hiện càng sớm càng tốt
  • Phẫu thuật kẹp túi phình nên thực hiện ở Bệnh nhân có kèm chảy máu nhu mô não lớn (> 50ml), và các túi phình ĐM não giữa
  • Đặt coil nên thực hiện ở bệnh nhân cao tuổi (> 70), lâm sàng nặng (điểm WFNS: IV/V), và các túi phình ở đỉnh động mạch thân nền.

Phòng ngừa tai biến mạch máu não?

  • Phòng ngừa cấp 1: kiểm soát các yếu tố nguy cơ; điều trị huyết áp, kiểm soát đường huyết, lipid máu; bỏ thuốc lá; dùng thuốc kháng đông trọn đời ở những người bị thấp tim hoặc mang van tim nhân tạo ở bên tim trái. Cân nhắc khả năng dùng thuốc kháng đông ở người bị rung nhĩ mạn tính. Tiến hành đặt stent động mạch cảnh khi hẹp trên 75%, hoặc mổ bóc nội mạc động mạch cảnh, nút coils phình mạch, nút ổ dị dạng động tĩnh mạch (AVM) để tránh nguy cơ nhồi máu não hoặc chảy máu não.
  • Phòng ngừa cấp 2: Tiếp tục kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Nếu là tắc mạch máu hoặc rung nhĩ mạn tính, có thể dùng aspirin hoặc warfarin. Tiến hành can thiệp mạch thần kinh khi có hẹp động trên 50%, hoặc phình động mạch não.

Cách phòng ngừa tốt nhất là thường xuyên tập thể dục, bỏ thuốc lá và rượu, bia, ăn nhiều rau quả, thịt gà và cá, bớt ăn thịt đỏ (heo hoặc bò) có nhiều mỡ động vật. Béo phì là một trong những lý do đưa đến máu cao vi mạch máu thường hay bị nghẽn bất ngờ gây đến tai biến mạch máu não.

Cơ chế bệnh sinh của tai biến mạch máu não

Có hai thuyết chính về cơ chế bệnh sinh của xuất huyết não:

  • Thuyết vỡ túi phồng động mạch vi thể của Charcot và Bouchard
  • Thuyết xuyên mạch của Rouchoux
Hình ảnh mô tả cơ chế bệnh sinh Tai Biến Mạch Máu Não
Hình ảnh mô tả cơ chế bệnh sinh Tai Biến Mạch Máu Não

Trong những năm gần đây, người ta chú ý đến tổn thương não ở ngoại vi ổ máu tụ, gọi là vùng tranh tối – tranh sáng. Thể tích vùng thiếu máu này có thể gấp vài lần thể tích của vùng chảy máu. Nơron bị tổn thương là do các nguyên nhân sau:

  • Hạ oxy máu do mạch máu cung cấp bị vỡ.
  • Khối máu tụ đè ép hoặc do tăng áp lực nội sọ.
  • Bị nhiễm độc các chất hóa học do thoái giáng hemoglobin.

Thiếu máu do giảm áp lực máu tại chỗ và một phần do chất co mạch sẵn có trong máu. Tổn thương thiếu máu thậm chí có thể xảy ra ngay tại thời điểm chảy máu và 48 giờ sau chảy máu não, máu tụ ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức não lân cận gây ra một lớp hoại tử, tổn thương này là phần không thể hồi phục được

Xem thêm: Ung thư gan, dấu hiệu nhận biết, điều trị!