Bệnh xương khớp là gì?

Bệnh xương khớpbệnh diễn ra ở các khớp xương cơ bản như các chứng đau do nhiễm phong, hàn, thấp nhân lúc cơ thể hư yếu xâm nhập vào thân thể lưu lại ở kinh lạc, làm cho khí huyết không lưu thông được mà thành gia đau nhức khắp mình mẩy, chân tay tê dại, đau rức buốt các đầu chi khó vận động…

Các bệnh về xương khớp thường gặp

Bệnh về cột sống:

Cột sống được xem như một trụ cột chống đỡ sức nặng của cơ thể. Nó bao gồm 33 đốt xương sống riêng lẻ liên kết với nhau nhờ hệ thống dây chằng và cơ tạo thành một trục. Theo suốt chiều dài cột sống ở phía sau là nơi chứa tủy sống và dây thần kinh đi từ trung khu não xuống. Khi có một nguyên nhân nào đó tác động vào làm thay đổi đường cong sinh lý của cột sống sẽ gây ra bệnh về cột sống.

Bệnh Xương Khớp!
Bệnh Xương Khớp!

Thoát vị đĩa đệm:

Thoát vị đĩa đệm là do nhân nhày bị tràn ra khỏi bao sơ hoặc nói cách khác đĩa đệm bị ép, lồi, lệch, ra khỏi vị trí đường cong sinh lý bình thường gây chèn ép lên rễ dây thần kinh, tủy sống gây ra các cơn đau, buốt, kéo dài âm ỉ khiến người bệnh khó vận động, ảnh hưởng lớn đến công việc và chất lượng cuộc sống…

Lồi đĩa đệm hay thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chủ yếu ( hơn 80% trường hợp) thường xảy ra sau một động tác mạnh quá sức không đúng tư thế hoặc do ngã chấn thương vùng lưng gây nên.

Thoát vị đĩa đệm thường gặp ở các đốt sống lưng, thoát vị cổ, và các đốt ùng cụt.

Thoái hoá cột sống:

Cột sống là phần nâng đỡ chính trọng lượng của cơ thể trong quá trình nâng đỡ sức nặng của cơ thể cũng góp phần ảnh hưởng lớn đến cột sống chính vì vậy khi về già sức bền của cột sống hao mòn qua năm tháng, hoặc do hệ cơ xương bị lão hoá biểu hiện chính là thoái hoá sụn khớp, viêm khớp, bệnh lý xương khớp làm mất đi đường cong sinh lý tự nhiên… thường thấy nhất là thoái hóa cột sống ở vùng thắt lưng vùng này xuất hiện sớm hơn các đoạn khác của cột sống.

Hệ thống dây chằng cũng bị giảm độ đàn hồi, co cứng, chèn ép vào rễ dây thần kinh đi gây ra tình trạng đau, buốt âm ỉ mặt khác những mảng cứng, xơ rối còn gây ra bó hẹp ép vào các dây thần kinh trong lỗ liên hợp hay rễ thần kinh trong ống sốngTình trạng này gây ra những cơn đau, nhức kéo dài, đau tăng khi vận động làm quá sức, cứng cơ, tê liệt theo vùng giảm chức năng vận động.

Đau mỏi cổ vai gáy:

Đau mỏi cổ vai gáy chứng bệnh này thường gặp ở người trẻ nhiều hơn so với người già vì sao?

Do tính chất công việc đa số dân văn phòng ngồi lâu, ngồi im một chỗ, chủ yếu hoạt động ở cánh tay và vùng cổ lâu ngày gây co cứng cơ chèn ép vào các rễ dây thần kinh đi ra gây nhức mỏi, tê bì ra 2 tay để lâu dễ dẫn đến thoái hóa xương sống cổ.

Bệnh nhân đau mỏi cổ vai gáy kéo dài dễ mắc các chứng như: Rối loạn tiền đình, rối loạn cảm giác chi trên và chi dưới, rối loạn dây thần kinh thực vật, hội chứng bả vai cánh tay, gây mất ngủ ….Nếu để lâu không đượ điều trị có thể ảnh hưởng đến tâm lý sức khoẻ của ngời bệnh.

Nhiều người có thể lầm tưởng bệnh đau mỏi cổ vai gáy là bình thường, không quan tâm đến các nguyên nhân gây bệnh do mắc các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm sống cổ, thoái hóa cột sống cổ, phồng lồi đĩa đệm cột sống cổ…

Thoái hóa khớp:

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, thường đi kèm theo các phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp.

Tình trạng thoái hóa khớp gây đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương gây co cứng khớp, sưng tấy, tại một hoặc nhiều khớp, nghe có tiếng lạo xạo khi co duỗi khớp, để nhận biết hiện tượng các khớp bị khô bệnh nhân chỉ cần đi cầu thang vài bước là xuất hiện tiếng kêu lạo xạo ở các khớp nhất là khớp gối, càng vận động thì càng đau nhiều.

Thoái hóa khớp thường xảy ra ở khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, ngón tay.

Đau dây thần kinh tọa:

Dây thần kinh hông ( Dây thần kinh toạ ) là dây to và dài nhất trong các dây thần kinh của cơ thể. Nó được cấu tạo bởi nhiều rễ thần kinh xuất phát từ tuỷ sống. Hai rễ chính là thắt lưng 5 và cùng 1, các lỗ này từ tuỷ chui qua các lỗ liên kết ngang sau các đĩa liên kết đốt ra ngoài tạo thành dây thần kinh hông.

Thần kinh hông từ chậu hông đi qua khớp xương cùng chậu qua lỗ khuyết hông của xương chậu để vào mông, xuống đùi, xuống kheo chân và chia làm hai nhánh.

Nhánh trước ngoài đi dọc cẳng chân xuống đến mắt cá chia ra nhiều nhánh chi phối xuống mu chân ngón cái và 2 ngón liền với ngón cái.

Nhánh sau trong đi sau cẳng chân xuống gót chân, rồi toả ra chi phối gan bàn chân và hai ngón út.

Nguyên nhân đau dây Thần Kinh toạ:

Do đĩa đệm: Lồi đĩa đệm hay thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chủ yếu thường xảy ra sau một tác động mạnh quá sức, ngồi đi đứng không đúng tư thế hay chấn thương vùng lưng gây ra.

Do cột sống: Thoái hoá, cùng hoá, gai đôi hoặc do biến dạng bẩm sinh của cột sống.

Do viêm nhiễm : Viêm các khớp sống hông do thấp khớp, viêm cột sống do vi khuẩn, viêm cột sống. Dính khớp, các bệnh nhiễm khuẩn sinh dục tiết niệu.

Các nguyên nhân khác: Do khối u vùng chậu hông hoặc do trời lạnh ẩm là điều kiện thuận lợi làm co gân cơ gây đau.

Triệu chứng nhận biết đau thần kinh toạ:

Đau là triệu chứng quan trọng và rõ rệt nhất thường xuất hiện sau một gắng sức quá mức, đột ngột đau nhói ở một bên thắt lưng, sau lan dần xuống mông, mặt sau đùi kheo chân bắp chân mắt cá trong bàn chân và mắt cá chân.

Mức độ đau, đau dữ dội, đau liên tục làm bệnh nhân không đi đứng được hoặc có khi đau ít tiến triển từ từ, nằm yên thì đỡ đau, khi vận động ho hặc hắt hơi thì đau tăng.

Rối loạn cảm giác có vùng chi giảm vận động hoặc mất cảm giác rõ rệt hoặc cảm giác như kiến bò, đôi khi có cảm giác rát bỏng bàn chân cẳng chân.

Điều trị bệnh xương khớp bằng Tây y

Giai đoạn cấp: nằm ngửa bất động trên giường cứng, tránh di chuyển vận động cột sống trong 3-5 ngày.

Dùng các thuốc giảm đau: Aspirin 0,5g ngày chia 1-2 lần uống lúc no.

Thuốc giãn cơ: Mydocalm 50mg 2-4 viên / ngày.

Điều trị bệnh xương khớp bằng đông y

Giai đoạn mạn hoặc bán cấp: Kết hợp các phương pháp vật lý Chườm nóng, xoa bóp, ấn huyệt, châm cứu, chạy điện hồng ngoại, sóng ngắn.

Cách phòng bệnh xương khớp

Có chế độ ăn uống, sinh hoạt, thể dục, thể thao hợp lý, tăng cường luyện tập xoa bóp để tránh dính khớp teo cơ, chế độ ăn nhiều calo, vitamin, ăn nhiều cá, rau quả.

Xem thêm: Bệnh Trĩ, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị!