Viêm hạch bạch huyết là căn bệnh diễn biến nhanh, nguy hiểm vì thế cần được điều trị kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa, bệnh viện lớn. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về căn bệnh này quý vị có thể xem qua.

Viêm hạch bạch huyết là gì?

Viêm hạch bạch huyết là chứng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây sưng, viêm mạch bạch huyết. Bệnh có thể trở nặng hơn và có thể dẫn đến chứng nhiễm trùng máu, hoặc nhiễm trùng khác gây nguy hiểm.

Hệ bạch huyết là các ống dẫn, các tuyến và mạch khắp cơ thể, nó tạo ra và vận chuyển bạch huyết từ các mô qua các mạch vào trong máu.

Triệu chứng viêm hạch bạch huyết?

Bệnh có triệu chứng tiền lâm sàng cơ bản như: đau nhói vùng vết thương, mệt mỏi, đau dầu, sốt lạnh run, các hạch bị sưng và đau.

Ví dụ: Nếu bị viêm hạch bạch huyết ở cánh tay (nhiễm trùng vết thương) thì, hạch ở nách sẽ ảnh hưởng. Hoặc nhiễm trùng vùng nào thì hạch gần vùng đó sẽ ảnh hưởng.

Viêm hạch bạch huyết, Nguyên nhân, Triệu chứng, Đơn thuốc điều trị!
Viêm hạch bạch huyết, Nguyên nhân, Triệu chứng, Đơn thuốc điều trị!

Nguyên nhân viêm hạch  bạch huyết?

Bệnh có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu sảy ra do; nhiễm trùng cấp tính (do liên cầu trùng), nhiễm trùng tụ cầu (hiếm xảy ra). Khi bị viêm hạch bạch huyết có thể vi khuẩn lây lan vào máu, dấu hiệu cho thấy nhiễm trùng đang trở nên xấu hơn.

Nguy cơ viêm hạch bạch huyết?

Người có khả năng mắc bệnh:

Ai cũng có thể nhiễm viêm hạch bạch huyết, tuy nhiên thường thấy ở người có hệ miễn dịch yếu (thể trạng yếu do suy giảm hệ miễn dịch).

Yếu tố tăng nguy cơ:

  • Sau khi điều trị ung thư;
  • Bỏ liều hoặc ngưng dùng thuốc kháng sinh cho tới khi hết thuốc;
  • Không điều trị vết thương nhiễm trùng.

Điều trị viêm hạch bạch huyết?

Người bị mắc viêm hạch bạch huyết nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị. Không tự ý sử dụng thuốc cũng như chuẩn đoán ngoài từ các dược sĩ.

Đơn thuốc điều trị viêm hạch bạch huyết?

Dưới đây là đơn thuốc chữa viêm hạch bạch huyết mà chúng tôi sưu tầm được từ bệnh viện. Lưu ý: Không được tự ý sử dụng để tự điều trị bệnh của mình. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về việc tự ý áp dụng đơn thuốc.

Đơn thuốc bác sĩ từng kê ở bệnh viện!
Đơn thuốc bác sĩ từng kê ở bệnh viện!

Cefpodoxime 200mg (Dinpocef 200mg):

Cefpodoxime được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn như:

  • Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm amiđan và viêm họng.
  • Viêm phổi cấp tính mắc phải trong cộng đồng.
  • Nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng.
  • Nhiễm khuẩn đường tiểu chưa có biến chứng.
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.

Liều lượng:

Uống ngày 2 lần sáng chiều mỗi lần 1 viên.

Chymotrypsin 8,4mg (Alphatrypa-for DT 8,4mg):

Kháng viêm. Dùng trong điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau mổ (ví dụ: tổn thương mô mềm, chấn thương cấp, bong gân, dập tim mộ, khối tụ máu, tan máu bầm, nhiễm trùng, phù nề mi mắt. chuột rút và chấn thương do thể thao).

Làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên ở người bệnh hen, viêm phế quản, các bệnh phổi và viêm xoang.

Liều lượng:

Uống ngày 2 lần sáng chiều mỗi lần 2 viên

Mupirocin 2% (Derimucin 0,1g/5g):

  • Viêm da có mủ, chốc lở, vết thương hở nhiễm khuẩn, đinh nhọt, viêm da nhiễm khuẩn.
  • Bỏng, viêm mô tế bào, loét tĩnh mạch rỉ dịch.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật da.

Liều lượng:

Bôi ngày 2 lần sáng chiều, bôi mỏng.

Cảnh bảo; Không được tự ý sử dụng, chúng tôi không chịu trách nhiệm về việc áp dụng, điều trị của quý vị.

Xem thêm: Đau đầu mạn tính, Nguyên nhân, Triệu chứng, Phương hướng điều trị!