Đau đầu mạn tính là gì?

Đau đầu mạn tính là tình trạng đau đầu kéo dài và diễn ra với tần suất liên tục trong đời sống hàng ngày. Đau đầu mạn tính có thể kéo dài trong 2 tuần hoặc có thể hơn, có nhiều tình trạng đau đầu kéo dài tới vài tháng có khi cả năm trời ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống sinh hoạt bình thường của bệnh nhân. Có một vài nguyên nhân làm tăng khả năng mắc bệnh là viêm xương khớp, đau nửa đầu, hội chứng ống cổ tay, hay lạm dụng sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau, sử dụng thuốc ngủ với số lượng nhỏ nhưng trong thời gian dài, hay bệnh nhân có tiền sử bị va chạm phần đầu,… Nếu bệnh được phát hiện sớm và tìm được phương hướng điều trị kịp thời thì triệu chứng đau đầu mạn tính sẽ có xu hướng giảm đi và có thể sẽ khỏi hẳn.

Đau đầu cấp tính thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn rồi ngừng tuy nhiên đau đầu mãn tính lại khác, nó khiến đầu bạn phải chịu những cơn đau kéo dài tới vài tháng hoặc có thể tới cả năm, nó phát ra tín hiệu đau liên tục làm ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như sinh hoạt của bạn gây mất ngủ, dễ thức giấc, dễ cáu gắt, có thể còn khiến bạn bị trầm cảm, tâm trạng lo âu không dứt,…

Đau đầu mạn tính, Nguyên nhân, Triệu chứng, Phương hướng điều trị!
Đau đầu mạn tính, Nguyên nhân, Triệu chứng, Phương hướng điều trị!

Nguyên nhân:

Đau đầu  mạn tính có thể bị gây ra bởi vài nguyên nhân:

  • Di chứng của các bệnh khác: các bệnh như viên khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp hay đau xơ cơ có thể là nguyên nhân gây nên đau đầu mạn tính do các tổn thương xảy ra trong xương và khớp có thể cũng làm tổn thương cả các tế bào thần kinh gây đau đầu.
  • Thói quen không lành mạnh: trong cuộc sống hàng ngày có thể tạo cho bệnh nhân một lối sống không tốt như lao động và làm việc học tập không đúng tư thể, thường xuyên phải mang vác đồ nặng hay thừa cân cũng là một trong những nguyên nhân gây đau đầu mạn tính mà bạn cần quan tâm.
  • Do chấn thương: các chấn thương từ công việc, từ tai nạn giao thông hay hay di chứng của các khối u trong não, khối u di căn cũng sẽ trở nhần nguyên nhân gây bệnh đau đầu mạn tính.

Triệu chứng

Xem thêm

Tùy vào mức độ đau đầu mà có các triệu chứng bệnh khác nhau tuy nhiên cũng có các triệu chứng thường gặp nhất và được phân thành các loại khác nhau:

  • Đau nửa đầu kinh niên: khi phải chịu một khối lượng công việc, học tập quá lớn khiến cơ thể bạn phải chịu sự căng thẳng quá mức khiến bệnh đau đầu mạn tính tái phát hình thành nên các cơn đau đầu kéo dài trong 15 ngày hoặc có thể kéo dài tới 3 tháng.
  • Đau đầu – căng thẳng mãn tính: các cơn đau tới như việc đang chuẩn bị giết chết bạn, các cơn đau bị thắt chặt, không theo nhịp đập, có cảm giác nó đang náo loạn trong hộp sọ bạn.
  • Đau đầu mới liên tục hàng ngày: những cơn đau hình thành như việc nó đang sống với bạn mỗi ngày, nó lên một lịch hẹn và mỗi ngày sẽ tới gặp bạn một lần.
  • Đau nửa đầu liên tục: luôn chỉ thấy đau đầu ở nửa bên phải hoặc nửa bên trái và tình trạng này diễn ra mỗi ngày, nó luôn đau âm ỉ và có khi cơn đau trở nên dữ dội khó kiểm soát hơn.

Những người có nguy cơ mắc bệnh:

Một số nguyên nhân khác có thể khiến bạn có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn người khác:

  • Đối với người cao tuổi sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng này do di chứng của bệnh thoái hóa hay các bệnh khác trong độ tuổi này để lại.
  • Đâu đầu có thể do di truyền, hãy xem xét nếu trong gia đình bạn có tiền sử đau đầu mãn tính thì khả năng bạn phát bệnh cũng rất có thể xảy ra.
  • Đối với người Mỹ thì người có gốc Phi và gốc Tây Ban Nha có khả năng mắc bệnh đau đầu mạn tính cao hơn hẳn những người khác.
  • Những người đang ở giai đoạn thừa cân thường có sức khỏe kém hơn người bình thường và có nguy cơ bị đau đầu mạn tính cao hơn hẳn những người khác.
  • Gặp các chấn thương từ khi còn nhỏ thường dẫn đến tình trạng đau đầu mạn tính.
  • Công việc của bận yêu cầu bạn phải mang vác vật nặng có thể làm tăng nguy cơ đau đầu mạn tính.
  • Việc sử dụng thường xuyên chất kích thích, chất có chứa caffeine như thuốc lá, cà phê,… có thể làm giảm khả năng chống chịu đau đớn của bạn.

Phương hướng điều trị:

Mục đính chính của việc điều trị bệnh đau đầu mạn tính là làm giảm nhanh các cơn đâu và cải thiện chức năng của cơ thể, giúp bệnh nhân quay lại được cuộc sống bình thường. Những biện pháp điều trị thường được áp dụng nhất là:

  • Sử dụng các thuốc có tác dụng giảm đau, các thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDS), paracetamol, corticosteroid hay thuốc chống co giật thường có tác dụng đối với đau đầu mạn tính.
  • Dùng các phương pháp châm cứu, bấm huyệt hay kích điện, phẫu thuật có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Điều trị tâm lý, các liệu pháp thư giãn tránh gây căng thẳng, stress cho bệnh nhân cũng là một trong những liệu pháp điều trị bệnh đau đầu mạn tính.
  • Thay đổi đời sống sinh hoạt trở nên tích cực hơn như ngủ nghỉ đúng giờ, sống tích cực, năng động và tham gia các hoạt động cso tính giải trí cao sẽ giúp tình trạng đau đầu mạn tính được cải thiện.

Xem thêm: Polyp mũi, Nguyên nhân, Triệu chứng, Phương hướng điều trị!