Xoang là những hốc xương rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, ở xung quanh hốc mũi và thông với hốc mũi.

Các hốc xương này được lót bởi lớp niêm mạc giống như hốc mũi. Ở người trưởng thành có 5 đôi xoang được chia làm 2 nhóm.

  • Nhóm xoang trước gồm có: Xoang sàng trước, xoang trán, xoang hàm, các xoang này được dẫn lưu qua khe giữa của hốc mũi.
  • Nhóm xoang sau gồm có: Xoang sàng sau, xoang bướm, các xoang này được dẫn lưu qua khe trên của hốc mũi.

Các xoang đều thông nối với nhau nên khi bị viêm một xoang kéo dài dễ đưa đến viêm các xoang khác gọi là viêm đa xoang.

Nguyên nhân viêm xoang:

Do viêm nhiễm:

Do vi khuẩn: Nhiễm khuẩn vùng mũi họng như viêm họng, V.A amidan, do sâu răng, do viêm lợi.

Do virus.

Do dị ứng:

Cơ địa dị ứng mũi xoang dễ đưa đến viêm xoang mạn.

Do chấn thương:

Các chấn thương cơ học, do hoả khí hay áp lực gây xuất huyết, phù nề, thương tổn niêm mạc và thành xoang.

Các yếu tố tại chỗ:

Như lệch hình vách ngăn, hay nhét bấc mũi làm ứ tắc xuất tiết xoang.

Yếu tố toàn thân:

Suy nhược cơ thể, đái đường.

Triệu chứng bệnh viêm xoang:

Viêm xoang cấp tính:

Toàn thân:

Mệt mỏi sốt nhẹ hoặc gai rét, kém ăn.

Cơ năng:

Đau nhức vùng mặt là dấu hiệu chính thường đau về sáng do đêm bị ứ đọng xuất tiết, đau thành từng cơn, gây nhức đầu.

Ngạt tắc mũi một hoặc hai bên biểu hiện ở mức độ khác nhau như vừa nhẹ, từng lúc hoặc liên tục dẫn đến ngửi kém.

Chảy mũi một hoặc hai bên thường là chảy mũi hai bên, lúc đầu dịch loãng sau đặc dần, màu xanh hoặc vàng, mùi tanh và nồng, làm hoen ố khăn tay.

Thực thể:

Sưng nề vùng má hai bên hoặc nửa mặt.

Khi ấn vùng xoang có phản ứng đau rõ.

Soi mũi trước

Toàn bộ niêm mạc hốc mũi nề đỏ

Các cuốn mũi rõ nhất là cuốn dưới nề đỏ và sưng to đặt thuốc co mạch co hồi tốt.

Khe giữa hai bên có tiết nhầy hoặc mủ đây là triệu chứng có giá trị trong chẩn đoán viêm xoang trước cấp.

Có thể thấy dị hình ở vách ngăn

Soi mũi sau: Tiết nhầy hoặc mủ từ khe trên chảy xuống cửa mũi hoặc cửa mũi sau có đọng mủ hoặc tiết nhầy bám.

Viêm xoang mãn tính

Là do viêm xoang cấp tính tái phát nhiều lần, không được điều trị hoặc điều trị không đúng.

Toàn thân:

Ít ảnh hưởng, không có biểu hiện nhiễm trùng, trừ các đợt hồi viêm có thể rối loạn đường hô hấp hoặc đường tiêu hoá do mủ ở xoang gây nên.

Cơ năng:

Nhức đầu âm ỉ hoặc thành cơn vùng trán, má hoặc xung quanh ổ mắt, sâu trong ổ mắt, đau vùng chẩm phía sâu thường nhức đầu vào buổi sáng.

Ngạt tắc mũi ngày càng rõ rệt do niêm mạc mũi phù nề, mủ ứ đọng cuốn giữa thoái hoá hoặc quá phát và polyp.

Chảy mũi thường xuyên lúc đầu đầu mủ nhầy trắng sau mủ đặc xanh hoặc vàng mùi tanh hôi.

Rối loạn về ngửi: Ngửi kém từng lúc, tăng dần hoặc mất ngửi hoàn toàn.

Thực thể:

Nhìn ngoài không có biểu hiện sưng nề

Ấn vùng xoang viêm không có phản ứng đau

Sau mũi trước: niêm mạc phù nề, cuốn mũi quá phát, nhạt màu đặt thuốc co mạch co hồi kém.

Khe giữa hai bên mủ đặc ứ đọng.

Soi mũi sau: mủ đọng cửa mũi sau, các đuôi cuốn thường quá phát va đổi màu, niêm mạc vách ngăn dày lên.

Chuẩn đoán:

Dựa vào triệu chứng lâm sàng

Dựa vào nội soi, Xquang

Biến chứng:

Viêm mũi hoạng mạn tính

Viêm thanh quản, phế quản

Viêm tai giữa cấp, viêm xương hàm trên

Viêm màng não…

Hướng điều trị:

Viêm xoang cấp

Tại trỗ

Làm sạch và thông thoáng hốc mũi, rửa mũi, hút dịch và mủ đặt thuốc co mạch.

Khí dung mũi xoang.

Toàn thân:

Chống viêm, giảm phù nề

Kháng sinh kết hợp Corticoid

Giảm đau, hạ sốt

Nâng cao thể trạng.

Viêm xoang mạn:

Nội khoa:

Tại chỗ và toàn thân giống như điều trị viêm xong cấp

Ngoại khoa:

Chọc rửa xoang: áp dụng xoang hàm, xoang trán.

Phẫu thuật xoang khi điều trị nội khoa thất bại.

Phòng bệnh:

Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bụi, hoá chất, không làm việc nơi lạnh, ẩm lâu.

Điều trị tốt các ổ viêm nhiễm ở mũi họng, răng miệng.

Điều trị tốt các bệnh viêm đường hô hấp.

Nâng cao thể trạng.

Xem thêm: Bệnh tăng huyết áp!