Bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng trở nên phổ biến hơn ở mọi lứa tuổi, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh và để lại những biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu về bệnh và phương pháp chữa bệnh bằng đông y qua bài viết sau.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Là hiện tượng nhân nhầy đĩa đệm ở giữa các đốt sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong các sợi bao quanh bên ngoài. Hay chính là đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống gây chèn ép dây thần kinh hoặc tủy sống. Bệnh có thể xảy ra trên bất kỳ đoạn nào trên cột sống nhưng điển hình là thắt lưng và cổ.

thuốc đông y chữa bệnh thoát vị đĩa đệm
Thuốc đông y chữa bệnh thoát vị đĩa đệm!

Nguyên nhân

Do chấn thương: phần cột sống bị thương do lao động quá sức, xoay người hoặc ngồi không đúng tư thế, mang vác vật nặng,…

Do tuối tác: đĩa đệm bị mất nước và bị khô khi tuổi càng cao khiến cho vòng bao xơ bên ngoài nhân nhầy bị thoái hóa. Đĩa đệm suy yếu sẽ làm tăng áp lực lên cột sống từ đó gây bệnh.

Do cân nặng: những người bị thừa cân hoặc béo phì khiến có trọng lượng cơ thể nặng sẽ làm tăng sức éo cho cột sống.

Yếu tố ngoài tác động: tai nạn, ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, dùng nhiều chất kích thích cũng sẽ gây nên bệnh.

Do bẩm sinh: di truyền từ bố mẹ sang hoặc bị vẹo cột sống, gai đôi cột sống bẩm sinh,… nhưng không được sớm phát hiện ra.

Triệu chứng

  • Những cơn đau nhức tại vị trí bị bệnh hoặc lây lan sang các vùng khác, chạy dọc theo dây thần kinh khiến người bệnh đau đớn, khó chịu và đứng ngồi không yên.
  • Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: vùng cột sống lưng bị tê, mất cảm giác, dây thần kinh liên sườn bị đau và cảm giác sẽ đau hơn khi nằm nghiêng, đi đại tiện hay ho. Cơn đau lan ra vùng hông, từ mông kéo xuống đùi, chân, bắp chân,…
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: đau ở vùng cổ và đau vai gáy, gây mất cảm giác các vùng như tê bàn tay, cổ tay chân,…
  • Cơn đau tái phát liên tục, lúc đau âm ỉ lúc đau dữ dội, ngồi lâu hoặc đứng lâu khó chịu, thậm chí đau trầm trọng.
  • Rối loạn vận động, khó cử động tay chân hoặc cầm nắm vật gì đó, có biểu hiện mất ngủ, chán ăn, sức khỏe giảm sút.

Tác hại

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị bệnh kịp thời:
Gây rối loạn cảm giác: do bệnh làm tổn thương dây thần kinh nên những vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh thường bị mất cảm giác hoặc nóng lạnh thất thường.

Gây teo cơ: gây chèn ép không cho máu lưu thông đến các cơ, tình trạng kéo dài khiến các cơ bị thiếu dinh dưỡng và teo, làm cho người bệnh mất khả năng di chuyển thậm chí là lao động.

Làm rối loạn đại tiểu tiện: các dây thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn, từ đó chứng đại tiểu tiện mất kiểm soát sẽ xảy ra như bí tiểu, đái dầm, nước tiểu chảy rỉ thụ động.

Ảnh hưởng đến dây thân kinh: do cột sống được xem như trụ cột của cơ thể vì có nhiều dây thần kinh chạy dọc nên khi bị bệnh làm cho các dây thần kinh bị tổn thương và gây ra những cơn đau nghiêm trọng khi vận động hoặc làm việc nặng.

Tàn phế hoặc bị liệt là biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh gây ra, khi đó người bệnh sẽ bị tàn phế suốt đời, mất hoàn toàn khả năng vận động và sống một cuộc sống thực vật

Người bệnh mắc phải hội chứng đau khập khiễng, đó là đi một đoạn bình thường rồi không đi tiếp được nữa mà phải nghỉ một lát rồi mới đi được, tình trạng xuất hiện một cách đột ngột.

Một số bài thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc 1: Lấy 120g rễ cây xấu hổ, rửa sạch, phơi khô rồi tẩm rượu trắng rồi sao vàng và cho rượu bay hơi hết, đem đun sôi với 4 bát nước cho đến khi còn 1 bát. Mỗi ngày uống 2 bát và liên tục trong 1-2 tháng.

Bài thuốc 2: Lấy 20g chìa vôi và 30g cây cỏ xước, rửa sạch, rồi đem phơi khô. Mỗi lần cho một ít vào ấm đun cùng 1 lít nước cho đến khi còn 150ml, chia uống trong ngày. Liệu trình 1-2 tháng.

Bài thuốc 3: Dùng 20g cỏ xước, 20g ý dĩ, 12g thiên niện kiện, 12g ngải cứu, 12g tô mộc, 12g cẩu tích, rửa sạch phơi khô và 12g củ ráy sao vàng. Cho tất cả vào sắc với 6 bát nước cho đến khi còn 2 bát, chia uống 2 lần trong ngày, liệu trình 1 tháng.

Bài thuốc 4: Hái khoảng 300g ngải cứu rửa sạch, giã nát trộn cùng 200ml giấm gạo và đun nóng. Cho hỗ hợp vào khăn vải mỏng và xoa dọc cột sống khoảng 15 phút. Làm như vậy liên tục 2-3 tuần.

Bài thuốc 5: Lấy 1 nắm ngải cứu rửa sạch rồi cho rang nóng với một ít muối hạt và cho vào khăn để chườm lên cột sống lưng trước khi ngủ.

Bài thuốc 6: Đem phơi khô 200g ngải cứu, 1 quả bưởi và 1kg vỏ chanh, cho tất cả sao vàng rồi ngâm cùng 3 lít rượu trắng trng 1 tháng là có thể dùng được. Mỗi ngày uống 1 cốc nhỏ.

Bài thuốc 7: Chọn 2 nhánh nhỏ loại xương rồng 3 cạnh, rửa sạch, đập dập rồi trộn đều cùng một vài hạt muối. Cho hỗn hợp làm nóng rồi cho vào khăn và đắp lên vùng bệnh, mỗi ngày làm 1 lần.

Bài thuốc 8: Phơi khô cây chìa vôi, cỏ xước, dền gai, tầm gửi cây dâu, lá lốt, cỏ ngươi đã thái nhỏ trộn đều. Mỗi lần lấy 20-30g các loại trên đun lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc 9: Dùng các vị thuốc ở bài thuốc 8 nhưng dùng tươi, rửa sạch, giã nát rồi trộn thêm ít muối, cho hỗ hợp vào khăn vải và đắp lên vùng bệnh.

Bài thuốc 10: Hái 5-7 lá mướp hương rửa sạch, giã nát cùng một vài hạt muối, cho vào khăn vải hỗn hợp trên và đắp lên vùng đau, làm 2 lần trong ngày.

Bài thuốc 11: Lấy 10 quả chuối hột xanh, thái mỏng rồi phơi khô, sao qua. Cho vào ngâm với khoảng 1 lít rượu trong 1 tháng là dùng được. Mỗi ngày 1-2 cốc nhỏ. Hoặc dùng chuối hột đun nước uống trong ngày.

Bài thuốc 12: Cho 9g can khương, 9g cát căn, 9g quế chi, 9g xuyên ô, 9g độc hoạt, 9g phụ tử, 6g ma hoàng, 6g cam thảo, 3g tế tân, đun sôi cùng với nước và uống trong ngày.

Bài thuốc 13: Dùng 30g ý dĩ, 12g ngưu tất, 12g thương truật, 9g hoáng bá, 9g tần giao, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 14: Lấy 12g thục địa, 12g đỗ trọng, 9g mỗi vị sau: hoài sơn, sơn thù, thỏ ti tử, ngưu tất, tang ký sinh, kỷ tử, 6g cao long ban, 6g cao quy bản.

Bài thuốc 15: Dùng 18g trang ký sinh, 15g thạch chi, 12g đương quy, 12g tần giao, 12g đẳng sâm, 12g phục linh, 12g đỗ trọng, 9g độc hoạt, 9g bạch thược, 9g ngưu tất, 9g xuyên khung, 9g phòng phong, 3g tế tân, 3g nhục quế, 3g cam thảo, tất cả cho vào đun sôi lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc 16: Cho mỗi vị thuốc 9g gồm tục đoạn, thỏ ti tử, tục đoạn, thỏ ti tử, đỗ trọng, cao long ban, hoài sơn, cẩu tích, sơn thù, 8g đương quy, 3g phụ tử, tất cả vào ấm đun sôi lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc 17: Lấy mỗi loại 9g gồm xuyên khung, đào nhân, đương quy, hồng hoa, khương hoạt, nhũ hương, ngưu tất, tần giao, địa long, 12g tục đoạn, 6g xương bồ và 3g cam thảo, sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 18: Dùng 1 lá đu đủ tươi rửa sạch và đặt lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm rồi cho 1 túi vải đựng muối đã làm nóng lên trên lá để chườm.

Lưu ý

Để phòng tránh thoát vị đĩa đệm mỗi người nên:

  • Không mang vác vật nặng quá sức mà nên chia nhỏ ra để giảm áp lực lên cột sống.
  • Đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là canxi để xương khớp chắc khỏe và hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, đồ đóng hộp.
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn để có sức khỏe tốt và giúp xương cốt dẻo dai hơn.

Mỗi một bài thuốc trên đều là từ các dược liệu tự nhiên, muốn đạt hiệu quả nên kiên trì sử dụng, tuy nhiên không tránh được tác dụng phụ đối với mỗi cơ địa khác nhau. Vì vậy, trước khi áp dụng nên hỏi ý kiến của thầy thuốc.