Mọc răng là gì?
Răng có cấu trúc như xương, rất cứng được cắm chặt vào các hốc răng của hàm, đảm nhận chức năng cắn, xé, nghiền nát thức ăn trước khi thức ăn được nuốt xuống thực quản hay dạ dày.
Mọc răng bắt đầu bằng việc răng sữa chồi lên khỏi các nướu răng và thường được mọc theo từng cặp một. Ở trẻ nhỏ, răng thường mọc ở giai đoạn bé được 6 tháng và phải mất khoảng vài năm sau đó nữa để mọc đủ 20 răng, tùy vào chế độ dinh dưỡng mà quá trình mọc răng có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn. Không phải mỗi lần răng mọc là sẽ đâm thủng qua lớp da thịt để chồi lên mà vào giai đoạn răng chuẩn bị mọc, cơ thể sẽ tiết ra hormone làm một số tế bào trong nướu răng bị chết đi hoặc tách rời ra cho phép răng đi qua.
Trong thời kỳ răng mọc sẽ tạo cho trẻ cảm giác khó chịu và đau đớn, tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng không cần lo lắng quá về vấn đề này, bạn chỉ cần giúp trẻ vượt qua được những cảm giác ấy bằng cách dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng thật tốt và đều đặn. Giúp cho quá trình mọc răng của trẻ trở thành một quá trình học tập thật hiệu quả.

Triệu chứng
Việc mọc răng có thể gây nhiều triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, hoặc tùy vào cơ địa của mỗi trẻ lại có những triệu chứng khác nhau, tuy nhiên tôi có thể kể ra vài triệu chứng thường gặp nhất:
- Chảy nước miếng: trẻ trong tháng thứ 4 của quá trình mọc răng trẻ thường xuất hiện tình trạng chảy nước miếng nên các bậc phụ huynh cần sắm thêm các khăn mềm để lau sạch chúng giúp trẻ.
- Ngưa nướu răng: trong quá trình mọc răng, răng sẽ chồi lên khỏi nướu khiến răng cọ xát vào nướu gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, lúc này trẻ sẽ hình thành thói quen đưa tay hoặc đồ chơi vào để cắn. Để tránh tình trạng mất vệ sinh răng miệng cũng như nướu cho bé có bậc phụ huynh cần mua đồ chơi gặm nướu chuyên dụng cho trẻ. Không chỉ đồ chơi, vào giai đoạn này khi bé ti mẹ cũng sẽ có thói quen cắn ty gây đau đớn cho mẹ nên cần mua thêm các dụng cụ trợ ti.
- Hay khóc và cáu kỉnh: cảm giác ngứa kèm đau đớn ở nướu gây cho trẻ cảm giác khó chịu không thể giải tỏa chỉ có thể dùng việc khóc hay cáu kỉnh ném vứt đồ đạc lung tung để thông báo cho cha mẹ biết.
- Khó ngủ: vào ban đêm sẽ cực kỳ khó dỗ trẻ đi vào giấc ngủ, tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng đừng nản chí hãy kiên nhân hát ru, xoa lưng hay vỗ nhẹ vào mông bế để bé bớt khó chịu và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
- Chán ăn: việc chán ăn kèo dài sẽ khiến tình trạng sức khỏe của trẻ bị giảm sút vì vậy cha mẹ cần theo dõi và nên tìm ngay đến bác sĩ nếu thấy cần thiết.
- Đau, loét nướu: khi các hormone tới nướu cần thời gian để các tế bào nướu tách ra sẽ tạo ra cảm giác sưng đỏ, ngứa ngái khiến trẻ khó chịu và thường đưa đồ vật vào cắn khiến tình trạng loét nướu xảy ra.