Cây Biển Súc là gì?

Là cây thân thảo hàng năm, thường mọc tỏa tròn, bò sát trên mặt đất và có chiều cao từ 10-30 cm. Thân cây có màu xanh lá cây hoặc tím đỏ và thân cây phân nhánh, các nhánh có khía dọc, nhiều đốt. Lá cây mọc so le, phẳng, lá đơn rất nhỏ, mép nguyên, hình mũi mác thuôn, mọc so le, cuốn rất ngắn, có bẹ chìa và màu đỏ tím. Hoa của biển súc màu hồng nhạt, có 3-4 cái mọc ở kẽ lá và quả cũng ở kẽ lá, rất nhỏ, chứa một hạt đầu đen.

Biển súc có tên khoa học là Polygonum aviculare, thuộc họ Rau răm, bộ Cẩm chướng, ngoài ra còn được biết đến với các tên như cây Càng tôm, Rau đắng, Cây xương cá, Biển trúc (Danh Y Biệt Lục)..

Cây Biển Súc phân bố ở đâu?

Biển súc thường mọc hoang ở rất nhiều ruộng ẩm, lòng suối cạn và thường có nhiều ở các tỉnh Nam Bộ và miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Bắc, Hà nội.

Cây Biển Súc
Cây Biển Súc

Bộ phận dùng làm thuốc?

Phần được dùng làm thuốc là phần ở phía trên mặt đất, như thân, lá, hoa, quả.

Thành phần hóa học của Biển súc?

Theo các nhà khoa học nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong biển súc có chứa các thành phần hóa học như: 0,35% chất tanin, 0,9g Vitamin C, 39% carôten, Flavonozit avicularin, khi (thuỷ phân avicularin sẽ cho quercetin và L. arabinozo) Anthraglycozit.

Ngoài ra còn có thành phần khác như:  Đường, tinh dầu, nhựa, sáp. Độ tro 2,44%.

Những nghiên cứu khoa học về biển súc?

Theo nghiên cứu của Turova và đồng sự ở miền nam Liên Xô cũ chỉ ra rằng biển súc có tác dụng hạ huyết áp, tăng cường hô hấp.

Và biển súc là đề tài được các nhà khoa học và các trường đại học đang nghiên cứu.

Theo đông y:

Biển súc có vị đắng, tính bình, không độc, quy vào kinh Bàng Quang, tác dụng giúp tăng chuyển hoá nước, điều hoà tiểu tiện bất thường, diệt ký sinh trùng và trị ngứa.

Công dụng của biển súc?

  • Giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể.
  • Giúp mát gan, giải độc, chữa tiểu gắt, tiểu buốt, sỏi thận, kém ăn và trị nóng trong người.
  • Hỗ trợ điều trị viêm âm đạo, trùng roi âm đạo và trị ngứa âm đạo.
  • Hỗ trợ chữa cảm lạnh, nhiễm trùng tiết niệu, cảm lạnh, ho, sốt.
  • Giúp nhuận tràng, táo bón và chữa giun đũa ở trẻ nhỏ.
  • Hỗ trợ chữa viêm bàng quang, sỏi niệu đạo, bí đái, đái buốt, trĩ, kiết lỵ.

Một số bài thuốc từ cây biển súc:

Chữa tiểu tiện khó khăn, tiểu buốt, tiểu ra sỏi cạn:

Lấy 12g rau đắng (biển súc) phơi hoặc sấy khô, sắc lấy nước rồi uống.

Chữa viêm bàng quang, viêm đường tiểu tiện, tiểu buốt:

Lấy biển súc khô 12 g, hoạt thạch 10 g, mộc thông 5 g, xa tiền thảo (cây mã đề) 8 g, nước ba bát, sắc còn một bát. Chia 3 lần uống trong ngày.

Trị trùng roi âm đạo, ngứa ngoài da, giun đũa, giun móc câu:

Dùng biển súc tươi 250g cho vào 1500ml nước. Sắc lấy nước rồi rửa ngứa ngoài da, âm đạo trùng roi.

Biển súc 40g sắc đặc. Ngày uống 1 thang uống trong 3 ngày liền, trị giun móc.

Biển súc 40g, giấm lâu năm 120g, gia nước 3 chén còn 1 chén chia 2 lần uống, trị giun chui ống mật.

Trị viêm đường niệu:

Độc vị Rau đắng 20g sắc uống hoặc cùng dùng với Xa tiền thảo, Thạch vỹ đều 12g, Cam thảo 6g sắc uống.

Trường hợp tiểu có máu, phối hợp với Tiểu kế, Bồ hoàng, Bạch mao căn, có sạn gia thêm Kim tiền thảo.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.