Xem thêmPhân sùi lên của cành lá cây Muối do sâu
Ngũ bội tử gân ra. Thường thì vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 6 sẽ xuất hiện
sâu.
Thành phần hóa học Ngũ bội tử:
Thành phần chính của Ngũ bội tử là Tanin,
dược chất này có chứa tới 50 – 70 % thành phần hóa học của Ngũ bội tử.
Tác dụng – công dụng chung của Ngũ bội tử:
Chữa viêm ruột mạn tính, giải độc do ngộ độc alcloid, kim loại nặng đường uống. Dùng ngoài bôi để chữa nhiễm trùng da, vết thương chảy máu.
Ngũ bội tử Theo đông y:
Ngũ bội tử vị chua tính bình vào 3 kinh phế, thận và đại trường. Có tác dụng liễm phế, giáng hỏa chỉ huyết, liễm hãn, sáp trường. Dùng chữa phế hư sinh ho, lỵ lâu ngày lòi dom, nhiều mồ hôi, mụn nhọt, Hoạt tinh, di tinh, lòi dom, phế hư, đạo hãn, tự hãn, băng lậu hạ huyết.
Dùng với liều từ 2 – 3 g/ ngày, dùng dưới dạng
thuốc sắc.
Một số nghiên cứu khoa học về Ngũ bội tử:
Ngũ bội tử chó chứa thành phần hóa học là
tanin gây kết tủa albumin nên có tác dụng thu liễm làm lành các vết loét ngoài
da, niêm mạc. Chất tanin có thể kết hợp với một số kim loại, ancaloid, glucozit
hình thành các hợp chất không hòa tan cho nên có tác dụng giải độc tố đối với
các loại thuốc có thành phần như trên.
Nước sắc Ngũ bội tử khi nghiên cứu in vitro
trong ống nghiệm thấy có tác dụng ức chế hoặc giết chết nhiều loại vi khuẩn như
tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, phó thương
hàn, kiết lî, bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh, virus cúm, chủng virus PR8.
Cho động vật thí nghiệm uống nước sắc 100%
Ngũ bội tử với liều 20g/kg không thấy có tác dụng gì biểu hiện. Nhưng với cùng
liều cho chích dưới da, sinh ra hoại tử tại chỗ, tinh thần kích động, khó thở
và tử vong trong 24 giờ.
Một số bài thuốc có Ngũ bội tử:
Trị xuất huyết đường tiêu hóa trên:
Ngũ bội tử 6g rửa sạch đem sắc với nước, sắc
đến khi còn lại 100ml, chia lần 3 lần uống, dùng trong ngày.
Trị bệnh
trĩ:
500g ngũ bội tử (tán vụn), thêm vào khoảng
1 lít cồn 52.5%, cho vào bình thủy tinh đậy kín, ngâm trong vòng 30 – 60 ngày.
Sau đó lọc lấy nước, nấu sôi để vô trùng. Khi dùng, nên vệ sinh vùng hậu môn và
chích trực tiếp vào búi trĩ.
Chú
ý: Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Trị di
tinh:
Ngũ bội tử đi nghiền thành bột mịn, thêm
vào lượng nước muối sinh lý vừa đủ trộn đều làm thành hồ, sao đó phết vào cao
dán 3×4 và đem dán vào huyệt Tứ mãn (huyệt vị nằm ở dưới rốn 2 thốn và đo ngang
trái – phải 0.5 thốn). Cứ 3 ngày thay miếng dán 1 lần.
Trị sẹo
do bỏng:
Giấm đen 250ml + ngũ bội tử 8 – 100g + mật
ong 18g + ngô công 1 con tán bột. Đem trộn đều thành cao, sao đó phết vào miếng
vải đen và dán lên vùng sẹo bỏng. Cứ 3 – 5 ngày thay 1 lần cho đến khi sẹo liền
lại.
Chữa
chứng trẻ nhỏ bị trớ:
Chích cam thảo 20g + ngũ bội tử (nửa sống nửa nướng chín) 3g. Đem các vị trên tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 2g thuốc bột uống với nước cháo hoặc nước cơm.
Trị tưa
miệng:
Băng phiến 3g + bột ngũ bội tử 20g. Tán
thành bột mịn, sau đó thổi vào lưỡi. Thực hiện ngày 2 lần cho đến khi khỏi.
Chữa
đau bụng đi ỉa lỏng:
Ngũ bội tử tán thành bột mịn thêm hồ vào, làm thành viên hoàn nhỏ bằng
hạt đậu xanh, ngày uống 15 – 20 viên, sắc thêm nước bạc hà để úng cùng.
Chữa
xuất tinh sớm:
Hạt tiêu và ngũ bội tử mỗi vị 20g + khổ sâm
và địa phu tử mỗi vị 30g. Cho tất cả vào sắc lấy nước uống hằng ngày.
Trẻ
con bị trớ:
Ngũ bội tử 3g, chia làm 2 nửa một nửa để sống,
một nửa nướng chín, thêm vào 20g trích cam thảo. Tất cả đem đi tán nhỏ. Mỗi lần
dùng 2g bột này, dùng nước cơm hay nước cháo mà chiêu thuốc
Lưu ý sử dụng Ngũ bội tử:
- Thảo dược này có thể
tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.
Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng
cây sen.
- Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối
không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy
thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.
Xem thêm: Cây ô môi!