Cây Hương Phụ là gì?

Hương phụ là một loại cây thân cỏ, sống được lâu năm và là vị thuốc quý trong đông y. Có chiều cao trung bình từ 20-60cm, sống sát dưới mặt đất và có thân rễ phát triển thành củ. Lá của cây hương phụ nhỏ và hẹp, ở giữa lá có gân nổi lên, lá cứng và bóng, phần dưới lá ôm sát vào thân cây. Hoa của cây có hình tán và thường có 3-8 cụm hoa màu xám nâu, là loại hoa lưỡng tính, có 3 nhị dài chừng 2mm, có nhụy hoa đầu núm và chia thành 2 nhánh như lông tơ. Quả của cây hương phụ có 3 cạnh và có màu xám.

Hương phụ có tên khoa học là Cyperus rotundus L thuộc họ Cói Cyperaccae và được biết đến với các tên khác như: Cỏ gấu, cỏ cú, củ gấu,…

Phân bố:

Thuộc dạng cây dễ sống, hương phụ mọc hoang ở khắp nơi trên đồng ruộng, ven đường và tại những nơi ven biển, đất cát xốt thì củ to hơn, dễ đào hơn. Chúng thường xuất hiện tại những vùng như châu Á như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Inđônêxia. Ngoài ra ở Việt Nam loại cây này được mọc hoang khớp nơi trên đất nước ta từ Bắc vào tới Nam.

Cây hương phụ, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!
Cây hương phụ, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!

Bộ phận dùng:

Phần được dùng làm thuốc của cây hương phụ là phần thân rễ. Sau khi thu hoạch thì đem phơi khô, vun thành đống, đốt cháy hết rễ con và lá, lấy củ rửa sạch phơi khô hoặc sấy khô để làm thuốc.

Thành phần hóa học:

Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thành phần hóa học có chứa trong tinh dầu hương phụ bao gồm: Beta-pinene, Camphene, 1,8-Cineole, Limonene, p-Cymene, Cyperene, Seli-natriene, Beta-selinene, Alpha-cyperone, Beta- cyperone, Patchoulenone, Alpha-rotunol, Beta-rotunol, Cyperol, Isocyperon, Co-padiene, Epoxygaine, Cyperolone, Rotundole, Kobusone, Isokobusone, Glucose, Fructose.

Những nghiên cứu khoa học về cây hương phụ:

Thực hiện nghiên cứu trên thỏ, mèo, chó và chuột bạch được nghiên cứu theo Trương Phát Sơ, Trương Diệu Đức và Lưu Thiệu Quang (1935, Trung Hoa y học tạp chí tập 1, kỳ 2: 148-156) đã dùng vị hương phụ nguồn gốc ở tỉnh Quảng Đông, nhưng bán ở Nam Kinh chế thành cao lỏng cho nhóm động vật sử dụng. Kết quả cho thấy thuốc có khả năng ức chế sự co bóp của tử cung, làm dịu sự căng thẳng của tử cung dù con vật có thai hay không có thai đểu như nhau, gần như có tác dụng trực tiếp làm cho cơ tử cung dịu lại.

Năm 1959, một số tác giả ở Quí Dương y học viện (Trung Quốc) báo cáo nghiên cứu và chứng minh hương phụ có tác dụng giảm đau trên chuột nhắt trắng.

Nghiên cứu trên tinh dầu của Hương phụ có tác dụng giúp ức chế tụ cầu khuẩn vàng và trực khuẩn lî Sonner.

Theo đông y:

Hương phụ có vị cay, hơi đắng, ngọt, tính bình, quy vào kinh can và tam tiêu. Tác dụng giúp sơ can lý khí, điều kinh chỉ thống, giảm đau, kiện tỳ vị và điều hòa khí huyết.

Công dụng của Hương phụ:

  • Hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.
  • Hỗ trợ trị chứng đầy bụng, chướng bụng.
  • Giúp giải uất, điều kinh, chỉ thống.
  • Hỗ trợ trị bệnh viêm cổ tử cung mạn tính và hỗ trợ trị các bệnh của nữ trước và sau khi đẻ.
  • Hỗ trợ làm giảm đau bụng kinh.
  • Hỗ trợ trị kinh nguyệt không đều, thống kinh.
  • Giúp kháng viêm, giảm đau và giải nhiệt nhẹ, an thần.

Một số bài thuốc về hương phụ:

Trị đau sườn ngực và đau bao tử cơ năng:

Sử dụng Hương phụ 8g, Ô dược 10g, Cam thảo 4g sắc uống.

Trị vị hàn khí thống

Dùng Hương phụ, Lương khương đều 10g, sắc uống.

Trị đau ngực sườn:

Dùng Hương phụ 10g, Diên hồ sách 8g, sắc uống.

Trị rối loạn tiêu hóa, ăn không biết ngon:

Dùng Hương phụ 6g, Sa nhân 3g, Mộc hương 5g, Chỉ thực 6g, Đậu khấu nhân 5g, Hậu phác 10g, Hoắc hương 5g, Bạch truật 10g, Trần bì 10g, Phục linh 10g, Bán hạ 10g, Cam thảo 3g, Sinh khương 10g, Táo 5 quả sắc uống trị tỳ vị hư nhược, ăn kém ngon, nôn, tiêu chảy, bụng đầy.

Trị bụng đầy trướng:

Sử dụng Hương phụ 8g, hải tảo 4g, nấu với rượu, rồi lấy nước mà uống và ăn luôn cả hải tảo.

Trị sa trực trường:

Dùng Hương phụ, kinh giới tuệ, hai vị bằng nhau, tán bột. Mỗi lần uống 8g, bên ngoài nấu hương phụ và kinh giới để ngâm rửa.

Trị kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở:

Sử dụng Hương phụ 20g, ích mẫu 15g, ngải diệp 10g, nhân trần 15g, đỗ 500ml nước sắc còn 150ml nước, uống ngày một thang.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Không dùng cho bệnh nhân âm hư huyết nhiệt, khí hư. Không có khí trệ không dùng.