Cây Bán hạ là gì?

Cây Bán hạ có tên  hán việt là Vị thuốc Bán hạ còn gọi Thủy ngọc, Địa văn (Bản Kinh), Hòa cô (Ngô Phổ Bản Thảo),Thủ điền, Thị cô (Biệt Lục), Dương nhãn bán hạ (Tân Tu Bản Thảo), Trỉ mao ấp, Trỉ mao nô ấp, Bạch bang kỷ tử, Đàm cung tích lịch (Hòa Hán Dược Khảo),… . Tên khoa học là Pinellia ternata (thunb) bret (pinellia tuberifera ten), thuộc Họ Ráy (Araceae).

Thuộc dòng cây bụi, cao khoảng 30 – 40cm, củ tròn to 1 – 2cm, nhiều củ non. Lá có phiến hình đầu tên hay có 3 thùy cạn. Bông mo cao bằng cuống lá, mo nở to hình trái xoan mũi mác, có mũi nhọn, mềm như nhung ở mặt trên, trục mang các hoa đơn tính, phần cái ngắn hoa lép vàng tươi cao 4mm, phần đực cao 1 cm, nhị 3 – 4 phần phụ lép hình roi dài. Cụm hoa có mùi hôi.

Cây Bán hạ - Thuỷ ngọc, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Cây Bán hạ – Thuỷ ngọc, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Phân bố:

Cây Bán hạ là giống cây mọc hoang, bạn có thể bắt gặp Bán hạ ở bất kỳ đâu ở nước ta.

Bộ phận dùng:

Xem thêm

Thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Bán hạ (Rhizoma Typhonii). Người ta thu hái củ trong tự nhiên, khoảng tháng 7 – 12, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, thái miếng rồi phơi khô để chế biến. Ngâm các miếng củ vào nước sôi 3 ngày đêm hoặc ngâm và nấu với nước gừng 2h để làm sạch nhựa và loại trừ chất độc gây ngữa.

Thành phần hóa học:

Bán hạ có chứa  Coniine, Protoanemonin, Homogentisic acid, Nicotine, Aspartic acid, Glutamic acid, Arginine, b-Sitosterol, Cholesterol, Ephedrine, Choline, b-Sitosterol, Daucosterol, Homogentisic acid, Protocatechualdehyde.

Tác dụng – công dụng chung của cây Bán hạ:

Chữa ho có đờm nhiều trong viêm phế quản mạn tính, hen suyễn; nôn mửa; dùng tươi giã nát đắp vào vết thương mụn nhọt ghẻ ngứa hoặc rắn cắn sưng đau.

Theo đông y:

Bán hạ có vị cay tính ấm, có độc đi vào Phế, Tỳ, Vị có công dụng táo thấp, hòa đàm, giáng nghịch, chỉ thổ. Chủ trị ho suyễn, khí nghịch do đàm thấp thủy ẩm, thấp trệ trung tiêu, nôn mửa đầu bụng, đinh nhọt, sưng tấy, dùng sống tán bột, đắp ngoài,… .

Dùng với liều từ 3 – 9g/ngày (sau khi chế biến theo yêu cầu của bệnh), dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Chế gừng: bị nôn, bị ho. Tẩm phèn chua: ho có đờm. Tẩm cam thảo: ho nhiều đờm. Bán hạ sống: dùng ngoài để đắp mụn nhọt sưng đau.

Một số nghiên cứu khoa học về cây Bán hạ:

Bán hạ sau khi chế thành viên hoàn, cao lỏng Bán hạ, bột Bán hạ (chế với nhiệt độ cao) và cả nước sắc từ cây Bán hạ đều có tác dụng cầm nôn. Trái lại cây Bán hạ sống lại có tác dụng gây nôn (Trung Dược Học).

Thực nghiệm trên mèo với nước sắc Bán hạ, mèo được gây ho nhân tạo, sau khi cho sử dụng nước sắc thì có tác dụng giảm ho nhưng kém Codein. Đồng thời dịch chiếu từ cây Bán hạ khi tiêm vào tĩnh mạch cũng giúp giảm ho đáng kể.

Protein Bán hạ với liều 30mg/kg đối với chuột nhắt, có tác dụng tránh thai, ngăn việc có thai sớm. Bán hạ sống ngâm kiệt có tác dụng chống rối loạn nhịp tim đối với động vật thực nghiệm (Trung Dược Học).

Khi thực nghiệm lên thỏ, cho loài vật này uống chế phẩm từ Bán hạ ta thấy có hiện tượng giảm bớt tiết nước miếng do chất Pilocarpine. Chế phẩm của Bán hạ cho chuột cống được gây bụi phổi uống, kết quả phân tích tế bào chứng minh thuốc có tác dụng làm chậm quá trình bệnh. Cho dùng thuốc càng sớm, kết quả càng tốt (Trung Dược Học).

Cồn loãng hoặc nước ngâm từ cây Chưởng diệp Bán hạ (Pinellia pedatisect Schott) có tác dụng ức chế rõ rệt đối với ung thư và tế bào Hela trên súc vật thí nghiệm (Trung Dược Học).

Bán hạ có tác dụng giải độc đối với trường hợp nhiễm độc Strychnin và Acetycholin (Trung Dược Học).

Thành phần trong Bán hạ có tác dụng cầm nôn và giảm ho lại hòa tan được vào nước nóng.

Thành phần độc của Bán hạ khó hòa tan trong nước, không bị phá hủy bởi nước Gừng đơn độc mà bị Bạch phàn (Phèn chua) làm cho hết độc (Trung Dược Học).

Liều LD50 của Bán hạ sống khi tiêm vào màng bụng chuột là 13g/kg. Bán hạ sống uống quá liều dễ bị ngộ độc. Ăn Bán hạ sống miệng lưỡi có cảm giác tê. Uống liều lớn làm cho miệng và họng có cảm giác tê, cay mạnh, ngứa, nóng bỏng, sưng, tiết nước miếng, muốn nôn, nôn, nói ngọng, khan tiếng, miệng há ra khó. Trường hợp nặng sẽ bị nghẹt thở, khó thở dẫn đến tử vong (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược

Một số bài thuốc có cây Bán hạ:

Trị rong kinh:

Ngưu tất, bạch truật, cỏ nhọ nồi mỗi vị 12g + phục linh, bán hạ (chế), trần bì, hương phụ, mỗi vị 8g. Cho tất cả các vị vào sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng một thang. Duy trì uống liên tiếp 2-3 tuần cho hết một liệu trình.

Trị ngoại cảm:

Sài hồ 12 – 16g + Bán hạ 8 -12g + Hoàng cầm 8 -12g + Đảng sâm 8 -12g + Chích thảo 4 – 6g + Sinh khương 3 lát +  Đại táo 4 – 6 quả. Cho tất cả vào sắc lấy nước uống.

Chữa phụ nữ có thai nôn mửa:

Bán hạ 8g + phục linh 6g + sinh khương 3g, thêm vào 300ml nước, sắc đến khi còn 100ml. Uống dần trong ngày,

Chữa hen suyễn, nặng mặt, nằm không được, muốn nôn ọe, bụng dưới nôn nao, cũng dùng chữa nôn:

Bán hạ chế 40g + sinh khương 20g, thêm vào 600ml nước, bắc bếp sắc còn 200ml nước, chia làm nhiều lần uống, dùng trong ngày. Liều dùng bán hạ ở đây so với đơn tiểu bán hạ có cao hơn, nên uống từ từ, thấy chịu được thì uống tiếp.

Lưu ý:

  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

Xem thêm: Cải bẹ!