Cây Sa nhân là gì?

Cây Sa nhân hay còn gọi với cái tên khác là xuân sa, dương xuân sa, mé tré bà, Co nẻnh (Thái), Mác nẻnh (Tày), Sa ngần (Dao), La vê (Ba Na). Tên thuốc là Fructus amoni, tên khoa học là Amomum vilosum lour; Amomum longiligulare T.L. Wu; A. xanthioides wall, thuộc Họ Gừng – tên danh pháp khoa học là Zingiberaceae.

Là cây thân thảo, troong hơi giống cây riềng nhưng thân rễ không thành củ, mà mọc bò ngang, chằng chịt như mạng lưới. Lá xanh, nhẵn bóng, có bẹ, không cuống, mọc so le. Ở mép giữa bẹ lá và phiếan á có một lưỡi lá nhỏ dài 0,2 – 0,5 cm. Hoa màu trắng, mọc thành chùm ở sát gốc. quả nang, 3 ô, có gai mềm, có gai mềm, khi chín có màu nâu hồng hoạc màu xanh lục. Hạt màu nâu sẫm, hình khối đa diện có mùi thơm của camphor. Mùa ra hoa tháng 5 – 6. Mùa quả chín tháng 7 – 8.

Phân bố:

Sa nhân thường mọc hoa ở các vùng núi thuộc tỉnh Hà Tây cũ và các vùng thuộc Thanh Hóa,… .

Cây Sa nhân, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Cây Sa nhân, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Bộ phận dùng:

Quả chín đã bóc vỏ và phơi hay sấy khô của cây (Fructus Amomi). Tinh dầu Sa nhân (Oleum Amomi).

Thành phần hóa học:

Tinh dầu, thành phần chính của tinh dầu là camphor (37,4 – 50,8%). Tinh dầu sa nhân là chất lỏng không màu, mùi thơm hắc, vị nồng và đắng.

Tác dụng – công dụng chung của cây Sa nhân:

Sa nhân dùng để chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa, đau nhức xương khớp, cơ nhục, an thai. Tinh dầu sa nhân được dùng làm dầu cao xoa bóp.

Theo đông y:

Sa nhân có vị cay, mùi thơm, tính ấm đi vào 2 kinh Tỳ và Vị. Có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Thường dùng chữa ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, tiêu chảy, nôn mửa, an thai,… . Chủ trị Tỳ vị ứ trệ, thấp trớ, tỳ hàn tiết tả, thai động bất an, ác trớ ( nôn do thai nghén).

Ngày 3 – 6 g, dạng thuốc sắc, hoặc hoàn tán.

Một số nghiên cứu khoa học về cây Sa nhân:

Nước sắc từ Sa nhân với nồng độ thấp có khả năng gây hưng phấn đối với ruột cô lập chuột lang nhưng khi thử nghiệm với nồng độ cao thì lại có tác dụng gây ức chế.

Qua kết quả thực nghiệm thấy 3 loại Sa nhân tỉnh Phúc kiến thường dùng Súc sa, Xuân sa và Hoa sơn khương đều có tác dụng làm giảm khả năng hưng phấn co thắt của ruột – đây cũng là lý do vì sau nó lại có tác dụng hành khí tiêu đầy, chống co thắt làm giảm đau. 

Tinh dầu sa nhân có tác dụng diệt lỵ amip. 

Một số bài thuốc có cây Sa nhân:

Trị nấc nôn do tỳ vị hư hàn ăn không tiêu:

Sa nhân, Trần bì mỗi vị cân lấy 6g + Mộc hương 4g + Đảng sâm, Bán hạ, Bạch truật, Bạch linh mỗi vị đều 10g + Sinh khương 8g + Cam thảo 3g cho tất cả vào sắc lấy nước uống.

Thuốc bổ tỳ cho trẻ em gầy còm, biếng ăn:

Màng mề gà 2 cái + hoài sơn 80g + thần khúc 20g + sơn tra 12g + sa nhân 4g. Tất cả rang giòn, tán rây thành bột mịn. Mỗi lần  dùng 6g, ngày uống 2-3 lần với nước cơm hoặc nước ấm.

Trị chứng thai phụ nôn nặng, thai động có kèm theo thận yếu:

Sa nhân tán thành bột mịn +  Tang ký sinh, Đỗ trọng, Tục đoạn với lượng bằng nhau đi nghiền thành bột mịn. Chuẩn bị thêm nước gừng tươi sắc uống chung.

Trị hóc xương cá:

Uy linh tiên 10g + Sa nhân 3g cho 2 vị này vào sắc lấy nước ngậm rồi nuốt dần xuống.

Trị nôn do vị hàn, chứng thai phụ nôn nặng, thai động:

Sa nhân tán thành bột mịn, mỗi lần uống 2 – 4g, ngày dùng 3 lần với nước gừng tươi sắc.

Trị bụng đầy đau do khí trệ: Hành khí chỉ thống:

Bài 1: Sa nhân, Trần bì, Sinh khương mỗi vị cân lấy 6g + Mộc hương 4g + Đảng sâm, Bán hạ, Phục linh mỗi vị đều 10g + Cam thảo 3g. Cho tất cả đi rửa sạch rồi sắc lấy nước uống.

Bài 2: Sa nhân 6g + Chỉ thực 8g + Mộc hương 4g + Bạch truật 10g. Đi rửa sắc  sắc uống.

Lưu ý:

  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

Xem thêm: Màng mề gà!