Xem thêmPhần được sử dụng làm thuốc là phần vỏ (Cortex Eucommiae). Vỏ
cây dày, ít sù sì, sắc nâu đen, bẻ ra thấy nhiều tơ trắng, dai, óng ánh là tốt.
Thành phần hóa học có trong cây đỗ trọng:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra, thành phần
hóa học có trong cây đỗ trọng bao gồm những chất chính như: Vỏ cây chứa
gutta-pereha, còn có pino-resinol-diglucosid, geniposid, acid geniposidic,
ulmoprenol, acid chlorogenic, aucubin, loganin, chất màu, albumin chất béo,
tinh dầu và muối vô cơ.
Những nghiên cứu khoa học về công dụng của đỗ trọng:
Sắc nước và cồn chiết xuất thuốc đều có tác dụng hạ áp, nước
sắc tác dụng mạnh hơn, nước sắc Đỗ trọng sao tốt hơn nước sắc Đỗ trọng sống. Cơ
chế tác dụng chủ yếu do thuốc trực tiếp làm thư gĩan cơ trơn của mạch máu.
Thuốc làm tăng tính miễn dịch của cơ thể. Thực nghiệm chứng
minh thuốc có tác dụng điều chỉnh chức năng của tế bào. Lá, cành, vỏ tái sinh của
Đỗ trọng đều có tác dụng như nhau.
Nước sắc và cồn chiết xuất Đỗ trọng có tác dụng hưng phấn tử
cung cô lập của thỏ và chuột lớn, làm cho tử cung cô lập của mèo thì tác dụng
hưng phấn lại rất nhẹ.
Thuốc sắc có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với tụ
cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩnColi, trực khuẩn mủ xanh, trực
khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết B.
Theo đông y:
Đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ôn, quy vào kinh can, thận. Tác dụng giúp bổ trung, ích tinh khí, kiện cân cốt, giúp hạ áp, hạ cholesterol, giãn mạch, kháng viêm, chống co giật, giảm đau, cầm máu, lợi tiểu, ôn thận, tráng dương, mạnh gân cốt, an thai, nhuận can táo, bổ can hư.
Công dụng của đỗ trọng:
- Giúp hỗ trợ hạ huyết áp và hỗ trợ làm hạ cholesterol trong máu.
- Làm giãn mạch, kháng viêm, chống co giật, giảm đau, cầm máu, lợi tiểu.
- Giúp ôn thận, tráng dương, mạnh gân cốt, an thai, nhuận can táo và bổ can hư.
- Hỗ trợ trị thận hư, trị hai bên thăn lưng đau, liệt dương.
- Hỗ trợ trị rong kinh, đau đầu, chóng mặt do thận hư.
- Hỗ trợ giúp dưỡng thai, dùng trong trường hợp thai động, trụy thai.
- Hỗ trợ giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.
Một số bài thuốc từ cây đỗ trọng:
Trị mồ hôi trộm sau khi bị bệnh, chảy nước mắt sống:
Đỗ trọng, Mẫu lệ, 2 vị bằng nhau, tán bột, mỗi lần uống 20g
với nước lúc ngủ.
Trị phong lạnh làm thương tổn thận, gây đau thắt lưng, đau cột sống do hư:
Đỗ trọng 640g, xắt, sao với 2 thăng rượu, ngâm trong 10
ngày, ngày uống 3 lần.
Trị có thai 2 – 3 tháng mà bị động thai, ngang lưng đau như sáp sẩy thai:
Đỗ trọng (tẩm nước Gừng, sao cho đứt tơ), Xuyên tục đoạn (tẩm
rượu). Tán bột. Dùng nhục Táo nẫu kỹ lấy nước trộn thuốc bột làm thành viên, uống
với nước cơm.
Trị thắt lưng đau do thận hư:
Đỗ trọng bỏ vỏ, sao vàng với sữa tô 1 cân, chia làm 10
thang, Mỗi đêm lấy 1 thang ngâm với 1 thăng nước cho tới canh năm, sắc còn 3 phần,
giảm còn 1, lấy nước, bỏ bã, rồi lấy 3 – 4 cái thận dê, xắt lát bỏ vào sắc tiếp,
bỏ tiêu muối vào như nấu canh uống lúc đói.
Trị quen hư thai, hoặc có thai cứ tới 4 – 5 tháng là hư:
Trước có thai 2 tháng, lấy 320g Đỗ trọng, Lấy gạo nếp sắc lấy
nước ngâm Đỗ trọng cho thấm rồi sao cho hết tơ, dùng 80g Tục đoạn tẩm rượu sấy
khô, tán bột, lấy Sơn dược 200-240g, tán bột làm hồ, rồi viên với các thứthuốc
trên, to bằng hạt Ngô đồng lớn, mỗi lần uống 5- a0 viên lúc đói.
Trị các loại bệnh sau khi sinh (sản hậu) hoặc thai không yên:
Đỗ trọng bỏ vỏ thô ngoài, để trên tấm ngói sấy khô, bỏ vào cối
gỗ,gĩa nát, nấu Táo nhục cho thật nhừ,trộn thuốc bột làm viên to bằng hạt Ngô đồng
lớn, mỗi lần uống l viên với nước cơm, ngày 2 lần.
Lưu ý:
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối
không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui
lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Không phải Can Thận hư hoặc âm hư hỏa vượng: không dùng
(Đông Dược Học Thiết Yếu).
Âm hư có nhiệt: dùng thận trọng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung
Dược Thủ Sách).