Xem thêmPhần được sử dụng làm thuốc là phần rễ phơi hay sấy khô của
cây cốt khí củ. Rễ củ quanh năm, tốt nhất là vào mùa thu đông, rửa sạch, thái
phiến, dùng tươi hay phơi khô trong râm.
Thành phần hóa học có trong Cốt khí củ:
Theo một số nghiên cứu khoa học cho thấy, thành phần hóa học
có trong rễ, bao gồm các thành phần chính như: physcin, emodin 8-0-b glucosid,
b-sitosterol glucosid, 3.4.5. trihydroxystilben 3-0-b – 0 glucosid, polygonin,
rheochrysin, polydatin, resveratol, cuspidatin.
Những nghiên cứu khoa học về công dụng của Cốt khí củ
Dịch chiết từ nước cốt khí củ có khả năng ức chế sự gia tăng
của các khối u trong cơ thể, ức chws sự dột biến và khép AND bởi 1- nitropyren.
Dịch chiết từ rễ cốt khí còn có tác dụng chống ho, cầm máu,
làm giãn phế quản, hạ cholesterol, làm ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh
và trực khuẩn lỵ,…
Theo nghiên cứu cho thấy, các stiben có trong Cốt khí củ, đặc biệt là resveratrol có tác dụng làm giảm sự lắng đọng lipoprotein (LDL), ngăn chặn quá trình phát triển của ung thư da, chống ooxy hóa, làm biến đổi sự tổng hợp triglycerid và cholesterol…Từ đó làm giảm tổn thương đến gan.
Theo đông y
Cốt khí củ có vị đắng, tính ấm, quy vào can, tâm bào. Tác dụng giúp hoạt huyết, thông kinh, chỉ thống, trừ phong thấp, thanh thấp nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn.
Công dụng của Cốt khí củ
- Giúp hỗ trợ trị phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, ngã ứ huyết.
- Hỗ trợ trị viêm gan cấp, viêm rột lỵ.
- Hỗ trợ trị viêm hầu, viêm khí quản, viêm phổi nhẹ.
- Hỗ trợ trị kinh nguyệt khó khăn, vô kinh và trị ứ huyết.
- Hỗ trợ trị táo bón.
- Hỗ trợ điều trị sưng, viêm khớp, gout.
- Tốt cho tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, cholesterol cao.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa bao gồm táo bón, gan, sỏi mật.ô
Phong thấp, viêm khớp, đầu gối và mu bàn chân sưng đỏ đau nhức:
Cốt khí củ, Gối hạc, lá Bìm bìm, Mộc thông, mỗi vị 15-20g sắc
uống.
Viêm gan cấp tính, sưng gan:
Cốt khí củ, Lá móng, Chút chít, mỗi vị 15-20g sắc uống. Hoặc
dùng Cốt khí với Nhân trần, mỗi vị 30g, sắc uống.
Thương tích, ứ máu, đau bụng:
Cốt khí củ 20g, Lá móng 30g, nước 300ml, sắc còn 150ml, hoà
thêm 20ml rượu, chia 2 lần uống trong ngày.
Bệnh đau bụng do bế kinh, đau bụng kinh nguyệt, sau đẻ huyết ứ, bụng căng
trướng gây đau đớn hoặc sưng đau do sang chấn, té ngã…
Cốt khí củ 20g, lá móng 30g. Sắc uống, chia 2 lần trong
ngày.
Viêm gan cấp tính:
Cốt khí củ, chút chít, mỗi vị 15g, Lá móng 20g. Sắc uống,
ngày một thang. Uống liền 3- 4 tuần lễ; hoặc phối hợp với kim tiền thảo, xa tiền
tử, tỳ giải, mỗi vị 12-16g.
Điều trị phong tê thấp, đau xương khớp:
Cốt khí củ 15g, cây bìm bìm 10g, cây gối hạc 15g, mộc thông
10g sắc với 4 bát nước, sắc cạn còn 2 bát chia 2 lần uống trong ngày. Ngoài
cách sắc uống còn có thể dùng các vị trên ngâm rượu uống cũng có tác dụng tương
tự.
Bài thuốc chữa sưng vú:
Cốt khí củ, hạt muồng mỗi thứ 12g, rễ bồ công anh, rễ cây lá
lốt mỗi thứ 10g, Bạch truật 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa thương tích, ứ máu, đau bụng:
Sử dụng Cốt khí củ 20g, Lá móng 30g. Nấu cùng 300ml nước, đến
khi còn 150ml thì hòa thêm 20ml rượu. Ngày uống 2 lần.
Bài thuốc chữa bệnh đau bụng do bế kinh, đua bụng kinh nguyệt, sau đẻ ứ huyết,
bụng căng trướng gây đau đớn hoặc bị sưng đau do té ngã, chấn:
Sử dụng Cốt khí củ 20g, lá móng 30g. Sắc lấy nước uống, chia
làm 2 lần uống trong ngày.
Lưu ý:
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối
không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui
lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.