Dây gắm có vị đắng, tính bình, chúng được biết đến với công dụng tiêu viêm, giảm đau, sát trùng, kháng khuẩn, trị xương khớp đặc biệt loại cây này được mệnh danh là khắc tinh của bệnh gút. Hiện nay loài cây này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp và cách khai thác bừa bãi của người dân. Bên cạnh đó, thời gian gần đây các thương nhân Trung Quốc đang thu mua 1 cách ào ạt nhằm góp phần xóa sổ loại cây này. Thế nhưng, lại rất ít người biết bến loại cây này. Chính vì vậy hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn bài viết dây gắm –thảo dược quý nhưng ít được biết đến
Dây gắm là gì?
Dây gắm được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: dây mấu, dây gắm lót, dây sót, hay cây vương tôn, tên khoa học là Cnetum montanum Mgf, loại cây này thuộc họ dây gắm Gnetaceae. Thảo dược được biết đến là 1 dược liệu quý đến từ các vùng núi với khả năng điều trị các bệnh về xương khớp và là khắc tinh của bệnh gút
Dây gắm được mọc trên các thân cây to, chiều dài của thân từ 10 đến 12m. Thân cây gắm có rất nhiều mấu, ở các đốt chúng phình lên. Lá loại cây này mọc đối hình trứng, có chiều dài là 30cm và chiều rộng là 12cm. Cây này thường ra hoa vào thắng 6 và tháng 8, quá có cuống ngắn, mặt ngoài phủ 1 lớp sáng, khi chín có màu vàng.

Nguồn gốc dây gắm?
Dây gắm được mọc chủ yếu ở vùng núi nước ta như Sapa, Hà Giang, Hà Tây và Tuyên Quang. Thường quả gắm được dùng để ăn, còn dây dùng để làm thuốc hoặc dây thừng buộc thuyền bè. Theo truyền thuyết kể rằng, có một vị vua muốn vi hành để khảo sát đời sống của người dân ra sao. Một hôm vua đi qua một ngôi làng, đường xá khó khăn ngựa không thể nào đi qua được, vì thế vua phải đi bộ. Vua đi bộ vài dặm thì chân đau nhức không đi được nữa. Lúc đó, có một người trong làng đến cầu kiến vua và đưa cho 1 vị thuốc bảo ngự y sắc lấy thuốc cho vua uống. Không ngờ, uống vài bài thuốc mà đầu gối của vua không còn đau nhức và đi lại bình thường. Lúc này, nhà vua đến nhà người dân đó cảm tạ và hỏi tên vị thuốc. Sau khi nghe tên vị thuốc là dây gắm thì nhà vua thấy tên không hay và đặt lại là cây Vương Tôn cho cao quý hơn.