Tục Đoạn là gì?

Tục Đoạn thuộc dạng cây thân thảo, là vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong đông y. Cây có chiều cao trung bình khoảng 1m, có nhiều cạnh, trên mỗi cạnh có một hàng gai quặp xuống dưới.

Lá mọc đối, có cuống dài, phiến lá chia thành 8 – 9 thùy, mép có răng cưa. Hoa tự hình đầu, màu trắng. Quả bế có 4 cạnh màu xám trắng.

Tục đoạn có tê khoa học là Dipsacus asper Wall Tục đoạn (danh pháp khoa học: Dipsacaceae) và được biết với những tên dân gian khác như: sâm nam, đầu vù, rễ kế.

Phân bố Tục Đoạn

Tục đoạn mọc hoang ở các tỉnh phía Bắc nước ta như Lào Cai, Sơn La, Hà Giang và những vùng núi cao, không khí mát mẻ.

Tục đoạn, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Tục đoạn, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Bộ phận dùng Tục Đoạn

Phần được sử dụng làm thuốc là phần củ của tục đoạn. Sau khi thu hoạch, loại bỏ những củ bị xơ, sau đó đem rửa sạch, thái lát và phơi nắng cho khô.

Thành phần hóa học của Tục Đoạn:

Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, thành phần hóa học có trong tục đoạn bao gồm các chất chính như: inh dầu, tannin, dipsacin, alkaloid,…

Nghiên cứu khoa học về công dụng của Tục Đoạn:

Nước sắc từ cây tục đoạn có tác dụng thoát mủ đối với ung nhọt, có khả năng giảm đau, cầm máu, tăng sữa và thúc đẩy tổ chức tái sinh.

Nghiên cứu tác dụng dược lý của một loại cùng chi với Tục đoạn – Dypsacuspilosus cho thấy dùng liều 0.2 – 0.3g/ kg lên chó mèo thì huyết áp và nhịp tim tăng lên. Ngoài ra biên độ mạch cũng tăng lên đáng kể. Tiếp tục thử nghiệm lên tủy sống của ếch cho thấy Dypsacuspilosus có tác dụng gây mê mạnh (theo tài liệu Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam của tác giả Đỗ tất Lợi).

Tục Đoạn theo đông y

Tục đoạn có vị đắng, ngọt, cay và hơi ấm, quy vào can thận. Tác dụng giúp bổ can thận, hoạt huyết, mạnh gân cốt, hỗ trợ trị đau lưng, mỏi gối, yếu chân, hỗ trợ trị mụn nhọt.

Công dụng của Tục Đoạn:

  • Giúp bổ can thận, hoạt huyết, mạnh gân cốt, thông huyết mạch, cầm máu, giảm đau.
  • Hỗ trợ trị đau lưng, chân yếu, gãy xương và bong gân.
  • Hỗ trợ trị thận can hư, rong huyết.
  • Giúp an thai, lợi sữa, trị mụn nhọt.
  • Hỗ trợ trị ung nhọt, cầm máu, giảm đau và hỗ trợ làm tăng sữa.

Một bài thuốc từ cây Tục Đoạn:

Trị đau lưng và chân (thuộc thể hư và hàn thấp), chân gối mỏi, gân cốt co cứng:

Tục đoạn, Tỳ giải, Ngưu tất sao, Đỗ trọng, Mộc qua, mỗi thứ 80g, nghiền bột mịn luyện mật làm hoàn. Cứ mỗi viên nặng 10g, mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 2 – 3 lần, uống với nước nóng hoặc rượu nóng.

Trị té gây đau lưng gối, chân tay đau sưng hoặc trường hợp gãy xương kín, bong gân:

Tiếp cốt tán: chích Nhũ hương, chích Một dược, Đồng tự nhiên, Thổ miết trùng, Huyết kiệt, Tục đoạn, Đương qui, Cốt toái bổ, Hồng hoa, mỗi thứ 12g, Mộc hương 8g, tán bột mịn, mỗi lần uống 12g, ngày 2 – 3 lần, uống với nước sôi nguội hoặc hòa với dấm rượu đắp ngoài.

Trị phụ nữ băng lậu, khí hư, bạch đới, hoặc động thai, thai lậu (dọa sẩy) dùng bài:

Tục đoạn, Đương qui, Hoàng kỳ, Long cốt, Xích thạch chỉ, Địa du mỗi thứ 12g, Thục địa 16g, Xuyên khung, Ngãi diệp mỗi thứ 6g, tán bột làm hoàn, mỗi lần uống 8g, ngày 2 lần.

Chữa động thai:

Sử dụng Tục đoạn (tẩm rượu) 80g, Đỗ trọng (tẩm nước gừng sao cho đứt tơ) 80g. Hai vị tán nhỏ trộn với thịt táo tàu (Đại táo) viên bằng hạt ngô, ngày uống 30 viên với nước cơm.

Bài thuốc chữa mỏi gân cốt ở người già:

Dùng ngưu tất, tang ký sinh, tục đoạn, đỗ trọng, mỗi thứ 10g và đương quy, câu kỷ tử, hà thủ ô, mỗi thứ 5g đem sắc và uống hết trong ngày.

Bài thuốc trị xương gãy không liền:

Dùng một dược sao, thổ miết trùng, tục đoạn, cốt toái bổ, nhũ hương sau, tự nhiên đồng, huyết kiệt, đương qui, hồng hoa, mỗi thứ 12g và dùng mộc hương 8g đem nghiền thành bột. Mỗi lần dùng 12g chiêu với nước đun sôi, ngày dùng 2 – 3 lần. Có thể đem bột nhào với rượu/ giấm thành bột nhão và đắp vào chỗ đau.

Lưu ý sử dụng Tục Đoạn

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Người có chứng thực nhiệt không được dùng.