Cây Xăng Sê là gì?

Cây Xăng Sê là một loại cây thân nhỏ, sống theo từng bụi và được biết đến là một trong những vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong đông y. Thân cây mọc thẳng đứng và có chiều cao trung bình từ 1,5 đến 2m, phần thân cây rỗng xốp, ở phần trên ngọn có nhiều lá.

Lá của cây thường mọc so le nhau, các phiến lá nguyên, phần mép lá có răng cưa nhỏ và mịn, chiều dài trung bình của lá từ 25 đến 40 cm và thường rộng từ 6 đến 10cm. Mặt trên của lá có màu tím hoặc đỏ vàng, mặt dưới có màu xanh nhạt, gân lá nổi lên có hình dạng mạng lưới chạy dọc theo lá rất bắt mắt nên thường được trồng làm cảnh và trang trí.

Hoa mọc thành cụm hoa bông gồm 3 bông nhỏ trở lên, ở ngọn, cuống ngắn, có lá bắc màu lục hay đỏ, hình trứng, đỉnh tù, nhẵn, ôm lấy 1 cụm hoa. Hoa lưỡng tính, màu xanh lục mờ, mùi nhạt đặc trưng. Đài nhiều, hình vảy, dài 1,5 đến 1,8 cm, rộng 3-5 mm, tròn ở đỉnh. Tràng hình ống tròn, màu vàng có sáp, cao 4-5 cm, rộng 7-8 cm ở phía trên, thu hẹp dần xuống dưới đến 3 mm, nhẵn, các thùy dài 3-4 mm, tròn, có khía.

Quả mọng, khi chín màu đỏ, mùa hoa tháng 5-7, mùa quả 7-9.

Cây Xăng Sê có tên khoa học là Ardisia sylvestris Pitarrd Thuộc họ đơn nem Myrsinaceae và được biết với các tên khác như cây độc lực, đơn tướng quân, Cây lá khôi, Khôi nhung, Khôi tía, Khôi đốm.

Cây Xăng Sê phân bố ở đâu?

Thuộc dạng cây mọc hoang, cây xăng sê mọc nhiều tại các rừng rậm miền thượng du như Lào Cai (Sapa), Lạng Sơn (Hữu Lüng), Quảng Ninh, Vĩnh phúcc (Tam Đảo), Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa (Lang Chánh, Ngọc Lạc, Thạch Thành), Nghệ An (Qùi Châu), Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (Phú Lộc), Quảng Nam – Đà Nẵng.

Cây Xăng Sê - Khôi đốm, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Cây Xăng Sê – Khôi đốm, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Bộ phận Xăng sê sử dụng làm thuốc?

Phần được sử dụng làm thuốc là phần lá và ngọn của cây xăng sê. Vào mùa hạ, lá được hái, chọn những lá khỏe, đẹp, nguyên lành, không sâu bệnh, quắt quéo, không quan trọng già hay non, đem phơi nắng cho tái rồi phơi và ủ trong râm. Có thể sử dụng lá xăng sê khô hoặc tươi.

Thành phần hóa học có trong Cây xăng sê?

Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ của Abu S. R. và cộng sự năm 2015 cho thấy lá xăng sê có chứa các hợp chất thuộc nhóm alcaloid, glycosid, flavonoid, carbohydrat, steroid, phenolic, saponin và tannin. Trong khi đó kết quả định tính của Seline Omondi và J. C. Omondi năm 2015 cho thấy lá xăng sê có chứa các nhóm chất anthraquinon và saponin, không chứa các hợp chất thuộc nhóm terpenoid, steroid và flavonoid.

Nghiên cứu khoa học về công dụng của Xăng sê?

Năm 2014, Abu Shuaib và cộng sự đã đánh giá tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và diệt côn trùng của cây Xăng sê bằng phương pháp khuếch tán đĩa, trên 15 chủng vi khuẩn Gram+ và Gram-, 6 chủng nấm và một Tribolium castaneum. Kết quả cho thấy trong 3 phân đoạn thư được từ dịch chiết ethanol Xăng sê, phân đoạn chloroform thể hiện tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm tốt hơn hai phân đoạn ether dầu hỏa và ethyl acetate.

Theo một số nghiên cứu sơ bộ thí nghiệm của lá xăng sê trên thỏ, chuột bạch và khỉ cho thấy kết quả rất khả quan như giúp làm giảm độ axit của dịch dạ dày khỉ; Làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ Làm yếu sự co bóp của tim; Có tác dụng làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột thí nghiệm.

Xăng Sê - Khôi đốm, hỗ trợ trị vết viêm loét trong dạ dày, tá tràng
Xăng Sê – Khôi đốm, hỗ trợ trị vết viêm loét trong dạ dày, tá tràng

Theo các nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viên quân y 108 cũng chỉ ra rằng cây Khôi có tác dụng giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày như: đau tức, khó tiêu, ợ hơi… đến 80 -100%, nồng độ dịch vị giảm về mức bình thường. Tuy nhiên, nghiên cứu còn thực hiện ở quy mô nhỏ nên khó có thể đánh giá khách quan, chính xác tác dụng của cây Khôi.

Năm 2013, Paydar và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào in vitro của dịch chiết methanol từ lá Xăng sê. Bằng phương pháp MTT trên các 9 dòng tế bào: tế bào ung thư vú MCF-7, tế bào ung thư da SK-MEL-5 và tế bào nội mô mạch máu rốn của người HUVEC, dịch chiết methanol thể hiện tác dụng ức chế tốt sự tăng trưởng của dòng tế bào MCF-7 với IC50 là 23,20 ±1,18 µg.mL-1; có tác dụng ức chế vừa phải trên dòng tế bào SK-MEL-5 với IC50 là 62,56± 5,32 µg.mL-1; và có tác dụng ức chế yếu trên dòng tế bào HUVEC với IC50 là 91,15± 2,8 µg.mL-1. Trong khi doxorubicin có tác dụng ức chế mạnh trên cả 3 dòng tế bào với IC50 lần lượt là 1,93 ±0,12; 7,95± 0,92; 8,29± 1,37 µg.mL-1. Như vậy, dịch chiết methanol có tác dụng gây độc tế bào chọn lọc hơn so với doxorubicin.

Thí nghiệm diệt côn trùng Tribolium Castaleum (Herbst) cho thấy tỷ lệ tử vong của côn trùng là 60%, 40%, 20% ở liều lượng 50 mg/ml trong 48 h tương ứng với phân đoạn chloroform, ethyl acetate và ether dầu hỏa.

Xăng sê theo quan điểm Đông y

Cây xăng sê có vị chua, tính hàn, quy vào kinh tỳ vị. Có tác dụng giúp bình can, giảm can khí uất, điều trị các tình trạng viêm nhiễm, trị bệnh lý về đường tiêu hóa trong đó có đau dạ dày giúp giảm đau nhức, tình trạng khó chịu được cải thiện nhanh chóng.

Lá Xăng sê – Khôi đốm chữa bệnh gì?

Theo kinh nghiệm dân gian, việc sử dụng cây xăng sê trị bệnh đau dạ dày chúng ta sẽ chọn phần lá, nếu dùng lá tươi thì nhai ăn sống, còn với lá khô thì thường là hãm trong nước sôi.

Cách chữa đau dạ dày bằng lá xăng sê khô:

Chuẩn bị: 40-60 gam lá xăng sê khô. Nước sạch vừa đủ dùng. Thực hiện như sau: Lá cây xăng sê khô đem rửa sạch, đun nước thật sôi rồi cho lá xăng sê vào sắc, cho sôi trong khoảng vài phút thì tắt bếp. Dùng nước này uống như nước trà hàng ngày.

Chữa đau dạ dày bằng lá xăng sê tươi:

Chuẩn bị: 5-6 lá xăng sê tươi. Muối hạt vừa đủ dùng. Thực hiện như sau: Rửa sạch lá xăng sê tươi, để ráo nước, cho vào miệng nhai sống cùng với một chút muối. Thực hiện cách làm này khoảng 2-3 lần/ ngày và kiên trì trong một khoảng thời gian nhất định thì bệnh mới thuyên giảm.

Hai bài thuốc này có công dụng tiêu diệt vi khuẩn có hại cho dạ dày, làm giảm và ngăn chặn một số triệu chứng kèm theo khi đau dạ dày như rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, ợ chua, đầy hơi, đau bụng.

Công dụng của lá Xăng sê – Khôi đốm:

  • Hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn có hại cho dạ dày và hỗ trợ ngăn chặn rối loạn tiêu hóa.
  • Hỗ trợ điều trị đau dạ dày và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng như khó tiêu, ợ chua, đầy hơi, đau bụng.
  • Hỗ trợ chống oxy hóa và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý về đường tiêu hóa và từ đó làm cải thiện tình trạng khó chịu nhanh chóng.
  • Hỗ trợ giải rượu.
  • Hỗ trợ trị vết viêm loét trong dạ dày, tá tràng và hỗ trợ diệt khuẩn Helicobacter Pylori.

Các bài thuốc từ cây Xăng sê – Khôi đốm:

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng thượng vị, bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua:

Lá khôi 10g, Chút chít 10g, Bồ công anh 12g, Nhân trần 12g, Lá khổ sâm 12g. Tán bột mỗi ngày uống 30g với nước sôi để nguội.

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng thượng vị, bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua:

Sử dụng Lá khôi 20g, Khổ sâm 16g, Hậu phác 8g, Cam thảo nam 16g, Bồ công anh 20g, Hương phụ 8g, Uất kim 8g. Sắc uống mỗi ngày một thang.

Chữa đau dạ dày hay đau vùng thượng vị, đói no cũng đau, hay ợ hơi, ợ chua:

Lá khôi 25g, Mẫu lệ 20g, Ô tặc cốt 15g, Thảo quyết minh 20g. Đem tất cả các vị thuốc này sao vàng hạ thổ, tán bột mịn, ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

Những lưu ý khi sử dụng lá xăng sê trong quá trình trị đau dạ dày

Lá xăng sê rất tốt đối với bệnh dạ dày, tuy nhiên nó cũng có hại vì cơ địa mỗi người khác nhau. Chúng ta cần chú ý theo dõi để chuyển hướng điều trị khác phù hợp với bản thân.

Ngoài ra người bệnh cũng phải chú ý giờ giấc của những bữa ăn sao cho phù hợp và tốt cho bản thân, tránh các thực phẩm có hại cho dạ dày như các món cay, cứng, các món có độ axit cao.

Khi sử dụng cây xăng sê điều trị đau dạ dày cần thực hiện sao cho có quy tắc rõ ràng. Không nên quá lạm dụng, nhai hoặc uống xăng sê quá nhiều sẽ có thể xảy ra các diễn biến không tốt cho dạ dày. Cũng không được lơ là, không thực hiện đúng và đủ, sẽ chẳng thấy được công dụng của xăng sê.

Với bài thuốc chữa đau dạ dày từ cây xăng sê đơn giản, dễ thực hiện như thế này đòi hỏi chúng ta phải có tâm kiên trì thì mới có được kết quả như mong muốn.

Lưu ý chung:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Khi cơ thể xuất hiện các phản ứng bất thường, cần ngưng sử dụng và đến các cơ sở y tế chuyên ngành để được thăm khám và chẩn đoán bệnh.