Loét dạ dày – tá tràng là gì

Loét dạ dày – hành tá tràng là một bệnh khá phổ biến ở Việt Nam, chiếm 2% tổng số bệnh nhân nhập viện:

Nam gặp nhiều hơn nữ.

Thường gặp ở lứa tuổi trung niên.

Loét dạ dày – hành tá tràng nhiều hơn loét dạ dày đơn thuần.

Bệnh phát sinh do mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày với các yếu tố kích ứng dạ dày. Hiện nay người ta đã phát hiện ra soắn khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh Loét dạ dày - Hành tá tràng, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị!
Bệnh Loét dạ dày – Hành tá tràng, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị!

Triệu chứng lâm sàng Loét dạ dày – Hành tá tràng

Đau bụng là triệu chứng chính với các đặc điểm:

Đau âm ỉ ở vùng thượng vị, có khi trội lên thành cơn.

Đau có tính chất nóng rát vùng thượng vị, kèm theo ợ hơi, ợ chua, buồn nôn hoặc nôn.

Đau có tính chất chu kỳ trong năm. Thường đau vào mùa lạnh có đợt kéo dài tới 10 – 15 ngày và chu kỳ trong ngày liên quan đến bữa ăn.

Biến chứng

Chảy máu dạ dày: Trường hợp nhẹ bệnh nhân chỉ đi ngoài ra phân đen. Trường hợp nặng bệnh nhân nôn ra máu, ỉa phân đen kèm theo dấu hiệu trụy tim mạch: mạch nhanh, huyết áp hạ, da tái nhợt cần được cấp cứu kịp thời.

Thủng dạ dày: Bệnh nhân đột ngột đau bụng dữ dội vùng thượng vị, khám bụng ấn đau, cứng như gỗ, cần được đưa đi cấp cứu để khâu lỗ thủng.

Hẹp môn vị: hay gặp do loét hành tá tràng gây nên. Giai đoạn đầu ăn uống khó tiêu, đầy bụng, ấm ách, khó chịu, rồi buồn nôn, nôn nhiều.

Giai đoạn sau nặng hơn, ăn vào là nôn, có trường hợp phải móc họng gây nôn mới dễ chịu, do đó người gầy, suy kiệt.

Ung thư dạ dày: là một biến chứng nguy hiểm, ăn uống khó tiêu, người gầy yếu, da mai mái vàng rơm dễ dẫn đến tử vong. Hay gặp do loét bờ cong nhỏ gây nên.

Điều trị Loét dạ dày – Hành tá tràng

Chế độ sinh hoạt:

Sắp xếp các công việc hợp lý, không thức quá khuya.

Không làm việc quá sức gây căng thẳng thần kinh.

Ăn các chất dễ tiêu, ăn nhiều bữa trong ngày.

Tránh ăn, uống các chất kích thích như rượu, chè, cà phê, thuốc lá…

Điều trị nội khoa:

Giảm đau, chống co thắt:

+ Nospa: 0,04g uống 2 – 4 viên trong ngày khi đau.

+ Atropin 1/4 mg tiêm dưới da 1 – 2 ống/ ngày.

– Trung hòa dịch vị, băng bó vết loét:

+ Alusi uống 2 – 3 gói/ ngày.

+ Gastropulgite 3g x 1 gói/ 1 lần, uống ngày 3 – 4 lần với nước chín.

Chống bài tiết:

+ Cimetidin uống 800mg/ ngày từ 4 – 6 tuần.

+ Famotidin uống 60 – 120mg / ngày x 4 tuần.

Hiện nay có rất nhiều biệt dược phối hợp nhiều tác dụng như Omeprazol, Pantoprazol rất thuận tiện cho bệnh nhân.

Các thuốc diệt khuẩn:

+ Amoxycilin 0,25 x 4-6 viên/ ngày uống trong 10 ngày.

+ Metronidazol (Klion 0,25 x 4-6 viên/ ngày uống trong 10 ngày.

+ An thần: Xedusen, Rotunda…

Điều trị ngoại khoa:

Có thể cắt bỏ 1/3, 2/3 hoặc toàn bộ dạ dày và được chỉ định khi:

Đã điều trị nội khoa đúng phương pháp nhưng không đỡ.

Có biến chứng cần phải phẫu thuật.

Xem thêm: Bệnh đau dạ dày, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị!