Cây Cát cánh là gì?

Cây Cát cánh còn có những tên gọi khác là Tề ni (Bản Kinh), khổ ngạch (Bản Thảo Cương Mục), bạch dược, cánh thảo (Biệt Lục), mộc tiện, đô ất la sất, cát tưởng xử hoặc khổ cánh (Hòa hán Dược Khảo), lư như, lợi như, phòng đồ, phù hổ và phương đồ (Ngô Phổ Bản Thảo). Tên khoa học là Platycodon grandiflorum hay Platycodon grandiflorus, thuộc Họ Hoa chuông – Campanulaceae.

Cây thảo sống lâu năm, Thân cao 50 – 80cm. Lá gần như không cuống mọc đối hoặc vòng, phiến lá hình trứng, mép có răng cưa. Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành chùm. Đài màu xanh hình chuông. Tràng hình chuông màu lơ nhạt. Quả hình trứng ngược. Rễ củ hình trụ, phía dưới thon lại, ít phân nhánh. Mặt ngoài màu trắng ngà có vết nhăn ngang, dọc và vết sẹo của rễ con.

Phân bố:

Cát cánh mọc hoang nhiều ở vùng đất láng giềng Trung Quốc, sau di thực và đươc trồng phồ biến ở nước ta.

Cây Cát cánh, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Cây Cát cánh, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Bộ phận dùng:

Rễ (Radix Platycodi grandiflori). Thu hoạch vào thu đông hoặc mùa xuân. Đào lấy rễ,cắt bỏ đầu rễ và rễ con, rửa sạch, để ráo nước hoặc ủ khoảng 12 giờ, thái lát mỏng phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học:

Rễ cây Cát cánh có chauws saponin, inulin,… .

Tác dụng – công dụng chung của cây Cát cánh:

Chữa ngực bứt rứt khó chịu, ho nhiều đờm, khó thở, hầu khọng sưng đau do viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm amidan, khản tiếng, áp xe phổi, ngực và cơ hoành đau, ho nôn ra đờm mủ.

Theo đông y:

Cây Cát cánh có vị cay, đáng, tính ôn, không độc đi vào kinh Phế, Thận, Vị, Tỳ có tác dụng lợi ngũ tạng, trường vị, bổ khí huyết, trừ hàn nhiệt, ôn trung, tiêu cốc, liệu hầu yết thống, hạ cổ độc, tuyên thông Phế khí, tán tà, trừ đờm, tiêu nùng, dẫn thuốc đi lên,… . Chủ trị tắc tiếng, khàn tiếng do họng sưng đau, ho nhiều đàm do ngoại cảm, phế ung, trị ho do phong tà ở Phế, phế ung, nôn ra mủ máu, họng đau, ngực đau, sườn đau.

Dùng với liều từ 4 – 12g/ngày dưới dạng thuốc sắc. Thường được phối hợp với các vị thuốc khác.

Một số nghiên cứu khoa học về cây Cát cánh:

Khi thực nghiệm trên chó và mèo đã gây mê, sau khi uống nước sắc từ cây Cát cánh, thấy niêm mạc phế quản tăng tiết dịch rõ, cho thấy rằng Cát cánh có tác dụng long đờm mạnh (Chinese Hebra Medicine).

Nước sắc từ Cát cánh làm giảm đường huyết của thỏ, đặc biệt trong trường hợp gây tiểu đường nhân tạo, thuốc có tác dụng càng rõ (Chinese Hebra Medicine).

Thấy có tác dụng chuyển hóa Cholesterol, đồng thời nó còn làm giảm Cholesterol ở gan, sau khi cho chuột uống nước sắc Cát cánh (Chinese Hebra Medicine).

Nước sắc cát cánh có khả năng ức chế nhiều loại nấm da thông thường (Chinese Hebra Medicine).

Saponin có trong Cát cánh có tác dụng tán huyết mạnh gấp 2 lần so với Saponin Viễn chí, tuy nhiên khi dùng đường uống, thuốc bị dịch vị thủy phân nên không còn tác dụng tán huyết. Do đó không nên sử dụng đường uống. Ngoài ra, saponin trong Cát cánh còn có tác dụng kháng viêm, an thần, gỉam đau, giải nhiệt, chống loét dạ dầy, ức chế miễn dịch (Trung Dược Học).

Một số bài thuốc có cây Cát cánh:

Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt:

Bạc hà 4g + Cát cánh 8g + Kinh giới 12g + Phòng phong 8g + Cương tằm 12g + Cam thảo 8g, cho tất cả vào sắc lấy nước uống (Tổng Phương Lục Vị Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm khí quản mạn tính:

Bình vôi 12g + huyền sâm 12g + cát cánh 12g + trần bì 10g. Sắc chung lấy nước uống, duy trì uống liên tục mỗi ngày một thang.

Ra mồ hôi trộm ở trẻ em, ra mồ hôi ở bàn tay người lớn:

Dạng thuốc sắc: lá dâu bánh tẻ 12g + Cúc hoa, Liên kiều, Hạnh nhân mỗi vị cân lấy 12g + Bạc hà, Cam thảo mỗi vị 4g + Cát cánh 8g + Lô căn 20g, cho tất cả vào sắc lấy nước uống.

Bài thuốc thanh nhiệt tả hạ chữa chứng sơ phong giải biểu

Kinh giới, ma hoàng, xuyên khung, bạch thược (sao), hắc chi tử, mang tiêu, phòng phong, liên kiều, bạch hà, đương quy, đai hoàng (chưng rượu) và bạch truật mỗi vị lấy 20g + hoạt thạch 120g + cát cánh, thạch cao và hoàng cầm mỗi vị lấy 40g + cam thảo 80g. Đem tất cả đi tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 6 – 8g uống với nước gừng hoặc có thể sắc uống.

Trị quai bị:

Thăng ma, liên kiều, thiên hoa phấn, hoàng cầm, cát cánh mỗi vị lấy 8g + thạch cao 16g + ngưu bàng, cát căn mỗi vị 12g + sài hồ, cam thảo mỗi vị 6g. Cho tất cả vào sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Trị chứng hơi trong ngực hãm xuống, hơi thở ngắn:

Hoàng kỳ 20g + thăng ma 4g + tri mẫu 8g + cát cánh 8g. Cho tất cả vào sắc lấy nước uống. .

Lưu ý:

  • Ho ra máu, loét dạ dày không nên dùng.
  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

Xem thêm: Củ cải!