Xem thêmHạt (Semen Raphani sativa) chín phơi khô
hay sấy khô của cây Cải củ, còn gọi là Lai phụ tửu hay La bặc tử. Đến mùa quả
già, hái cả cây, phơi khô, đập lấy hạt, bỏ vỏ, loại tạp chất, phơi khô.
Thành phần hóa học:
Củ cải trắng chứa 92% nước, 1,5% protid,
3,7% glucid, 1,8% cenllulose. Hạt chứa 30 – 40% dầu béo, chủ yếu là hợp chất
sulfua. Lá chứa 83,8% nước, 2,3% protid, 0,1% lipid, 1,6% cenllulose, 7,45 dẫn
xuất không protein.
Tác dụng – công dụng chung của cây Củ cải:
Dùng để trị các bệnh về dường hô hấp: viêm khí quản mạn tính, ho, hen, suyễn tức, ho đờm nhiều, hoặc ho lâu ngày; thức ăn bị đình trệ, bụng trướng đầy; trục thai chết lưu.
Theo đông y:
Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có
tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu kích thích tiêu hoá, bảo vệ dạ dày,…
Dùng với liều từ 6 – 12g/ngày, dùng dưới dạng
thuốc sắc hoặc tán bột làm viên hoàn. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Một số nghiên cứu khoa học về cây Củ cải:
Chưa có nghiên cứu khoa học nào về giống
cây Củ cải.
Một số bài thuốc có cây Củ cải:
Trị lao phổi ho ra máu:
Cho vào 400ml nước bắc bếp đun cùng với
150g củ cải vào đun, đến khi còn khoảng 100ml thì gạn lấy nước bỏ bã. Cho 10g phèn
chua và 150g mật ong vào nước này khuấy đều, đun sôi chia làm 3 lần uống trong
ngày trước khi ăn.
Trị viêm phế quản mạn ở người cao tuổi:
Củ cải trắng 250g, đường phèn, mật ong vừa
đủ, cho vào một chút nước sắc đến khi còn nửa bát con nước, ăn củ cải và uống
nước. Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
Trẻ nhỏ bị ho:
Lấy củ cải thái thành miếng mỏng, thả vào
ngâm trong nước đường đặc vài ngày. Mỗi lần lấy ra một thìa nhỏ, pha thêm nước nóng
cho trẻ uống.
Chữa nhiệt miệng:
Súc miệng bằng nước cốt từ củ cải, ngày súc
miệng nhiều lần sẽ mau lành.
Chữa đái tháo đường, dùng cho trường hợp đầy bụng không
tiêu do ăn uống quá nhiều các loại bánh kẹo đường mỡ.:
Củ cải 250g + gạo 100g. Củ cải tươi rửa sạch,
cắt nhỏ hạt lựu, nấu với gạo thành cháo ăn hằng ngày.
Trị sỏi mật:
Củ cải 400g, mật ong 100g. Củ cải thái lát,
tẩm mật ong rồi sấy khô. Khi ăn thì pha lấy một cốc nước muối loãng. Mỗi ngày một
lần.
Dùng cho trường hợp khản giọng, mất tiếng, nôn ói, loét miệng:
Củ cải ép lấy nước cốt, thêm chút gừng tươi
bằng với khối lượng củ cải ép lấy nước trộn cùng rồi uống, uống rải rác trong
ngày, mỗi lần uống 1 chút.
Canh thịt dê, cá diếc củ cải: Dùng cho các trường hợp suy
nhược viêm khí phế quản, ho suyễn:
Thịt dê 100g + cá diếc 1 con + củ cải 60g.
Thêm nước ngập rồi nêm nếm gia vị cho vừa miệng, nấu canh hoặc có thể làm lẩu,
ăn nóng.
Củ cải hầm bì sứa: Dùng cho bệnh nhân viêm khí phế quản mạn
tính:
Bì sứa 120g + củ cải 60g. Thêm nước nước ngập
rồi nêm nếm gia vị, hầm nhừ, chia làm 2
lần ăn trong ngày.
Dùng cho các trường hợp hen suyễn, viêm khí phế quản mạn
tính, cảm sốt ho nhiều đờm:
Củ cải tươi (hoặc luộc chín) 500g, đem ép lấy
nước, thêm đường phèn lượng thích hợp cho uống, ngày 1 lần.
Lưu ý:
- Thảo dược này có thể
tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.
Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng
cây sen.
- Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối
không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy
thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.
Xem thêm: Ngũ gia bì chân chim!