Xem thêmVào khoảng tháng 8 – tháng 9 khi các quả đã tới thời kỳ chín
thì người dân sẽ thu hái về, đập lấy quả, phơi khô, hay mang sấy khô cất tủ sử
dụng dần. Bởi phủ bên ngoài quả là gai nhỏ, cần chú ý đeo thêm gang tay để gay
không đâm vào tay. Rễ Ngưu bàng tử cũng được dùng trong các thang thuốc, chúng
được thu hái vào mùa xuân của năm thứ 2, để rễ không bị xơ nhiều và mất hết dược
chất cần thu trước khi cây bắt đầu đâm hoa kết quả.
Thành phần hóa học:
Trong quả chứa 25-30% dầu béo, chất
lignan (lappaol A, B, C, D, E, F, chất đắng actiin – glucosid),
daucosterol, inulin. Rễ chứa khoảng 45% – 50% inulin, tinh dầu, acid stearic,
polyphenol, polyacetylen, phytohormon, xyloglucan,… .
Nghiên cứu khoa học về cây Ngưu bàng tử:
Theo sách “Những Cây Thuốc và Vị Thuốc Việt Nam” của GS-TS Đỗ
Tất Lợi, Tây y dùng củ ngưu bàng làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi, chữa tê thấp,
sưng đau khớp và một số bệnh ngoài da như hắc lào, mụn, lở loét. Đông y thường
dùng quả ngưu bàng để chữa cảm cúm, thông tiểu, viêm tuyến vú, viêm phổi, viêm
họng, viêm tuyến nước bọt, viêm tai, mụn nhọt, sởi, đậu.
Theo tài liệu cổ,
ngưu bàng có vị cay, đắng, tính hàn, có tác dụng tán phong nhiệt, thanh nhiệt
giải độc, tuyên phế, thấu chẩn. Do cây có tính hàn nên người tỳ vị hư hàn, ỉa lỏng
không được dùng.
Theo đông y:
Ngưu bàng tử có vị cay, đắng, tính hàn, khi vào cơ thể có
tác dụng trừ phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc, thông phổi, làm mọc ban chẩn,
tiêu thũng và sát khuẩn. Những người tỳ vị hư hàn, đi phân lỏng không nên sử dụng.
Ngưu bàng căn có vị đắng, cay, tính hàn, khi sử dụng có tác dụng lợi tiểu (loại acid uric), khử lọc, làm ra mồ hôi, lợi mật nhuận tràng, hạ đường huyết, kết hợp với một vài bài thuốc sẽ có tác dụng với một số bệnh ngoài da.
Tác dụng chung của cây Ngưu bàng tử:
Qủa Ngưu bàng tử có tác dụng trừ phong, tán nhiệt , thông phổi
làm mọc ban chẩn, tiêu thũng, giải độc, sát trùng.
Rễ có tác dụng lợi tiểu (ý nghĩa trong việc đào thải acid
uric ra ngoài cơ thể), khử lọc, thoát nhiệt, lợi mật, nhuận tràng, điều trị
giang mai, trị đái tiểu đường, diệt trùng và chống nọc độc.
Có tác dụng giải độc, nhờ vào khả năng làm ấm phổi và long đờm của quả hỗ trợ điều trị viêm phổi, hỗ trợ làm lành các vết thương ngoài da,… .
Một số bài thuốc về cây Ngưu bàng tử:
Chữa đậu chẩn mọc trong cổ họng:
- Ngưu bàng tử 8g.
- Cát cánh 6g.
- Cam thảo 3g.
Sắc chung, lưu ý chỉ uống trong ngày, quá ngày nên bỏ sắc
thuốc mới.
Chữa cảm mạo, Thủy thũng, chân tay phù:
- Ngưu bàng tử 80g sao vàng.
Đem xay thành bột.
Ngày uống 8g bột này chia làm 3 lần uống, dùng nước nóng chiêu thuốc.
Chữa trẻ con lên đậu mọc không thuận, nóng sốt cổ họng tắc:
- Ngưu bàng (sao) 5g.
- Kinh giới tuệ 1g.
- Cam thảo 2g.
Cho 200ml nước vào, sắc còn 50ml cho uống. Nếu đậu mọc rồi vẫn
uống được. Nếu đại tiện lợi không nên dùng.
Bài thuốc chữa phù thận cấp tính:
- Ngưu bàng tử 6g (nửa sao, nửa uống).
- Phù bình ( Sao khô ) 6g.
Tất cả tán nhỏ ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 5g dung nước
nóng chiêu thuốc ( Kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền ).
Tán nhiệt, giải biểu: Các chứng cảm mạo phong nhiệt, toàn thân phát sốt, sợ
lạnh, miệng khát họng rát, ho, khạc ra đờm vàng.
Bài 1: Ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, thuyền thoái 6g. Sắc uống
ngày 1 thang.
Bài 2: Ngưu bàng tử 24g, kim ngân 40g, liên kiều 40g, cát
cánh 24g, bạc hà 24g, cam thảo 20g, đạm đậu xị 20g, hoa kinh giới 16g, lá tre
4g. Tán bột, lấy 24g hãm với nước sôi để uống, ngày 3 – 4 lần tùy theo bệnh nặng
nhẹ.
Thúc sởi, tống độc: Dùng khi bệnh sởi chưa mọc, phát ban, mụn nhọt.
Bài 1: Ngưu bàng tử 16g, kinh giới tuệ 8g, cát căn 12g, bạc
hà 4g, liên kiều 12g, tiền hồ 8g, cát cánh 8g, hạnh nhân 12g. Sắc uống.
Bài 2: Ngưu bàng tử 8g, cát cánh 6g, kinh giới tuệ 6g, cam
thảo 3g, sắc uống trong ngày. Nếu đậu chẩn đã mọc vẫn uống được nhưng không
dùng cho người bị đi phân lỏng, tỳ vị hư hàn.
Mát họng, giảm đau: Dùng khi phong nhiệt sinh ra viêm hạnh nhân, viêm yết hầu.
- Ngưu bàng tử 16g.
- Đại hoàng 12g.
- Phòng phong 12g.
- Bạc hà 4g.
- Kinh giới tuệ 8g.
- Cam thảo 4g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Trừ đờm, dịu hen: Khi phong nhiệt nhiễm vào phổi, ho, hen có đờm.
- Ngưu bàng tử 12g.
- Kinh giới 12g.
- Cam thảo 4g.
Sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý:
- Không dùng cho người tâm tỳ hư và tiêu chảy.
- Người yếu sinh lý cần thận trọng khi dùng.
- Thành phần Arctiin trong dược liệu có thể gây ra
một số tác dụng phụ như thở yếu, co giật, tê liệt, khó khăn khi cử động,…
- Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
- Tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng
dẫn.
- Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo
ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.