Cây vừng là gì?

Cây vừng là dạng cây thân thảo, được biết đến là nguồn lương thực hàng ngày, ngoài ra cây vừng đen còn là một trong những vị thuốc nam quý được sử dụng nhiều trong đông y. Thân cây mềm, có chiều cao trung bình từ 60 đến 100cm, bao bên ngoài là một lớp lông mềm, mịn, thân thường có hình 4 cạnh, trên mỗi thân cây thường có khoảng 2 đến 4 cành mọc ra từ các nách lá.

Lá của cây vừng thuộc dạng lá đơn, mọc riêng biệt, đối nhau, và mọc cách xa nhau trên thân cây. Những lá mọc ở vị trí thấp dưới gốc cây thường có bản rộng, có chia thùy, lá có hình bầu dục, thuôn nhọn hơn phần đầu lá. Cuống lá dài từ 1 đến 5cm, phiến lá thường có bao lông mềm và có chất nhầy, có gân lá nổi lên ở mặt dưới của lá.

Rễ vừng thường ăn sâu vào lòng đất, thuộc dạng rễ cọc, có khả năng chịu hạn tốt. Hoa có dạng hình chuông, cuống lá ngắn, hoa có màu trắng, mọc đơn độc ở nách lá thành chum, mỗi chum có từ 4 đến 8 hoa. Quả của cây vừng thuộc dạng quả nang, bên trong có chứa nhiều hạt, từ mỗi chùm hoa mọc được từ 4 đến 5 quả. Quả nang kép có một lớp lông mềm bao bọc bên ngoài, có 4 ô mở từ dưới gốc lên. Hạt có màu vàng nâu hoặc đen, có dạng ép dẹp, có nội nhũ.

Cây vừng có tên khoa học là Sesamum indicum thuộc họ vừng (Pedaliaceae) và được biết đến với các tên khác như: Cây mè, Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân, du tử miêu, cự thắng tử, bắc chi ma.

Cây vừng, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!
Cây vừng, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!

Phân bố:

Cây vừng đen có nguồn gốc từ Châu Phi, ở Á Châu nhiệt đới, được trồng rộng rãi để lấy quả. Ở Việt Nam một số tỉnh cũng trồng nhiều loại cây này, thuộc các tỉnh như: An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp và Long An,….

Bộ phận dùng:

Dược chất tập chung chủ yếu ở cây vừng là phần hạt vừng có màu đen (Semen Sesami Nigrum). Sau khi quả chín, thu hoạch lấy phần hạt, đem phơi khô là có thể sử dụng.

Thành phần hóa học của cây vừng đen:

Theo các nghiên cứu đánh giá đã chỉ ra, thành phần hóa học có trong hạt của mè đen gồm những thành phần chính như: nước, protein, lipid, glucid, photpho, kali, calci, manhê, đồng, sắt, mangan, nicotinamid. Ngoài ra, còn có lecithin, phytin, cholin.

Những nghiên cứu khoa học về hạt vừng đen:

Theo một số các nghiên cứu chỉ ra rằng thì tinh dầu vừng có thể làm giảm huyết áp, giúp hệ thống tim mạch hoạt động bình thường, đồng thời bảo vệ tim mạch tốt hơn.

Theo y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mè đen chứa nhiều axit béo chưa no và nhiều chất khoáng, nên có nhiều tác dụng giúp giảm kích thích, chống viêm.

Nhà nghiên cứu Tiến sĩ Fereidoon Shahidi với hơn 600 tài liệu nghiên cứu được công bố, đã chứng minh hoạt động chống oxy hóa đáng kể của các sản phẩm vừng trong một nghiên cứu của ông trên tạp chí Food Chemistry .

Theo một nghiên cứu được trích dẫn trong Cancer Bi Liệu pháp & Dược phẩm phóng xạ, cho thấy một trong những hợp chất hữu cơ trong Hạt mè đen, được gọi là sesamol , có liên quan đến việc bảo vệ DNA khỏi tác hại của bức xạ.

Theo một báo cáo được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội hóa học dầu Hoa Kỳ cho thấy, hạt mè đen là nguồn phong phú nhất của hầu hết các chất dinh dưỡng vô cơ.

Nghiên cứu được tiến hành bởi Khoa Nhi, Đại học Khoa học Y khoa, Delhi, Ấn Độ, cho thấy rằng sử dụng các loại dầu như dầu thảo dược, dầu mù tạt, dầu mè đen để mát xa cho trẻ sơ sinh có thể giúp tăng trưởng ở trẻ

Theo đông y:

Vừng đen có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh can thận, tác dụng giúp bổ ích can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, làm sáng mắt và giúp bổ ích tinh tủy.

Công dụng của vừng đen:

  • Tác dụng dưỡng huyết, nhuận táo, bổ ngũ tạng, hư nhược, ích khí lực, bền gân cốt.
  • Hỗ trợ làm sáng mắt và thêm thông minh.
  • Hỗ trợ giúp tóc lâu bạc, đẹp da.
  • Hỗ trợ trị viêm mũi mạn tính và táo bón.
  • Hỗ trợ trị đầu váng hoa mắt và hỗ trợ trị bí đại tiện.
  • Hỗ trợ làm đẹp da và giúp làm mát mắt, dịu đau.
  • Hỗ trợ giúp bổ âm, giải nhiệt và hỗ trợ làm tăng tiết mật.
  • Hỗ trợ điều trị táo bón, kích thích nhu động ruột.
  • Hỗ trợ làm giảm cholesterol và ngừa xơ vữa động mạch.
  • Giúp bổ xương và trị thoái hóa khớp.

Một số bài thuốc về vừng đen:

Sản phụ thiếu máu, thiếu sữa:

Mè đen sao qua, giã nhỏ cho thêm ít muối ăn hàng ngày cho lợi sữa. Ăn chung với cơm hoặc nấu cháo với nếp.

Chữa rết cắn:

Lấy hạt mè nhai nhuyễn đắp vào, chỉ chốc lát là hết sưng đau

Chữa chứng nôn mửa:

Lấy một bát hạt mè, giã nát, thêm ít nước sôi để nguội, ép lấy nước cốt. Khi uống, pha thêm chút muối.

Bỏng nước sôi nhẹ:

Lấy mè đen giã nát đắp lên chỗ bỏng hoặc thoa một lớp mỏng dầu mè ngay lên vết bỏng sẽ đở ngay.

Chữa kiết lỵ mới phát:

Ăn sống mè đen mỗi ngày 30 g (ăn trong 3 ngày).

Chữa tóc bạc sớm:

Mè đen, táo nhục đồng lượng, sấy khô tán bột, vò thành viên nhỏ mỗi lần uống khoảng 20 viên, ngày hai lần, sáng và tối.

Trị chứng đầy bụng:

Lấy một bát hạt mè đen, nấu như nấu cháo, khi gần được cho vào ít muối và một miếng vỏ quýt thái nhỏ, múc ra bát để nguội ăn rất hiệu nghiệm.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Người bụng yếu hay bị tiêu chảy không nên dùng.