Xem thêmPhần được sử dụng làm thuốc là phần củ. Củ đào về đem rửa sạch.
Thành phần hóa học có trong hoài sơn:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản đã chỉ ra, thành
phần hóa học có trong củ hoài sơn bao gồm những chất chính như: Chất muxin là một
loại protit nhớt, allantoin, axit amin, acginin và cholin. Ngoài ra còn có
mantaza là mem tiêu hóa mantoza. về mặt thực phẩm, trong củ mài có chừng 63,25%
chất bột, 0,45% chất béo, 6,75% chất protit. Gần đây người ta có tìm thấy trong
một số giống Dioscorea chất saponin có nhân sterol.
Những nghiên cứu khoa học về công dụng của hoài sơn:
Một số nghiên cứu cho thấy chất Mucin chiết xuất từ hoài sơn
hòa tan trong nước trong điều kiện acid và nhiệt độ thích hợp sẽ phân giải
thành chất protid và hydrat carbon có tính chất bổ.
Ở nhiệt độ 45 – 55độ C, khả năng thủy phân chất đường của
men trong Hoài sơn rất cao, trong acid loãng trong 3 giờ có thể tiêu hóa 5 lần
lượng đường. Ngoài giá trị dinh dưỡng, thuốc có giá trị giúp tiêu hóa thức ăn
chất bột.
Theo đông y:
Hoài sơn có vị ngọt, tính ôn, quy vào thái âm tỳ, thái âm phế và thiếu âm thận. Tác dụng giúp bổ tỳ vị, phế và thận, sinh tân dịch, cân bằng âm dương trong cơ thể, cố tinh, hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm.
Công dụng của hoài sơn:
- Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, bổ thận.
- Hỗ trợ trị chứng tiêu hóa kém, bệnh dạ dày, đường ruột.
- Hỗ trợ làm giảm chứng thận suy, thận yếu, đi tiểu liên tục, hoa mắt, chóng mặt và giúp tăng cường sức khỏe cho người vị suy nhược.
- Giúp bổ tỳ vị, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.
- Hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- Hỗ trợ điều trị các chứng ho hen.
Một số bài thuốc từ cây hoài sơn:
Tỳ và vị kém biểu hiện như kém ăn, ỉa chảy và mệt mỏi:
Dùng phối hợp với nhân sâm, bạch truật và phục linh dưới dạng
sâm linh bạch truật hoàn.
Thấp nặng do tỳ kém biểu hiện như khí hư hơi đục (trắng) và loãng và mệt mỏi:
Dùng phối hợp Hoài sơn với bạch truật, phục linh và khiếm thực.
Do thận kém biểu hiện như khí hư và Đau lưng dưới:
Dùng phối hợp Hoài sơn với sơn thù du và thỏ ti tử.
Thấp nặng chuyển thành nhiệt biểu hiện như khí hư vàng:
Dùng phối hợp Hoài sơn với hoàng bá và xa tiền tử.
Ðái tháo đường biểu hiện như rất khát, uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều
và mệt mỏi:
Dùng phối hợp Hoài sơn với hoàng kỳ, thiên hoa phấn, sinh địa
hoàng và cát căn.
Thuốc bổ thận, điều trị thận âm hư, di mộng tinh, sợ lạnh:
Hoài sơn 10g, bạch truật 8g, khiếm thực (củ súng) 10g, sơn
thù du 6g sắc với 700ml nước chia 3 lần uống trong ngày.
Thuốc điều trị ho, bổ phổi:
Hoài sơn 10g, củ mạch môn 10g, bách hợp 10g, sa sâm 6g sắc
nước uống hàng ngày.
Điều trị bệnh tiểu đường:
Áp dụng cách mà chúng tôi đã giới thiệu ở bài viết về vị thuốc
thiên hoa phấn, cách dùng như sau: Hoài sơn 15g, thiên hoa phấn 12, thạch hộc
12g sắc với 1,2 lít nước, sắc cạn còn 400ml chia 3 lần uống trong ngày.
Điều trị bệnh tiêu hóa kém, bệnh dạ dày, đường ruột:
Hoài sơn 10g, bạch truật 8g, trần bì 5g, phục linh 6g sắc với
700ml nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Lưu ý:
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối
không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui
lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.