Xem thêmBộ phận dùng làm thuốc của Cây Chút chít là phần rễ củ đã thái thành phiến, phơi hoặc sấy khô, độ ẩm không quá 13%, vụn nát không quá 5%, tạp chất không quá 1%.
Rễ thường được thu hái quanh năm, đặc biệt
là vào những tháng 8, tháng 9, tháng 10 vào tầm khoảng mùa thu đông.
Thành phần hóa học Cây Chút chít:
Cây chút chít có chứa 3 thành phần hóa học
chính là Antraglycosid (Tỷ lệ antraglucôzit toàn phần trung bình là 3-3,4%
trong đó chừng 0,47% ở dạng tự do và 2,54% ở dạng kết hợp), chất nhựa, tanin.
Tác dụng – công dụng chung của cây Chút chít:
Dùng trong có tác dụng tẩy , nhuận tràng, chữa nhiệt kế trường vị, táo bón. Dùng ngoài để chữa chốc đàu, lở ngứa.
Cây Chút chít Theo đông y:
Theo Đông y, cây chút chít có vị chua đắng, tính lạnh tác dụng thanh
nhiệt, lương huyết, nhuận tràng, sát trùng… . Có tác dụng chữa táo bón, mụn
nhọt, hắc lào, ứ huyết sưng đau… . Trong dân gian, trước đây người ta thường
dùng lá xát vào những chỗ da bị hắc lào hoặc dùng nước sắc lá và rễ để chữa hay
rửa các mụn ghẻ.
NHuận tràng dùng 4 – 6 g/ngày, dạng thuốc sắc. Thuốc tẩy dùng 6 – 12
g/ngày dạng thuốc sắc. Dùng ngoài để bôi chốc lở.
Một số nghiên cứu khoa học về cây Chút chít:
Thí nghiệm tác dụng của cao lỏng từ cây
Chút chít và thuốc hãm rễ chút chít trên ruột thỏ cô lập và ếch (5 thí nghiệm
trên ruột thỏ, 8 thí nghiệm trên ruột ếch) đã cho thấy sức căng (tonus), biên độ
sức co và tần số nhu động của ruột đều tăng (G.Herman, I. Ciulei, Đỗ Tắt Lợi và
Ngô ứng Long, 1960. Y học rạp chí 2).
Một số bài thuốc có cây Chút chít:
Viêm gan cấp tính, sưng gan:
Cốt khí củ, Lá móng, Chút chít, mỗi vị 15-20g, rửa sạch rồi cho vào sắc lấy nước uống.
Chữa viêm loét dạ dày tá
tràng, đau vùng thượng vị, bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua:
Lá khôi, Chút chít mỗi vị cân lấy 10g + Bồ công anh, Nhân trần, Lá khổ sâm mỗi vị 12g. Tán bột mỗi ngày uống 30g với nước sôi để nguội.
Chữa ngoài da, lở ngứa:
Vỏ vông nem, vỏ cây dâm bụt, xa sàng tử, rễ cây chút chít lượng thích hợp, tán nhỏ, pha thành rượu liều lượng 1/5, bôi ngoài da.
Chữa hắc lào:
Rễ chút chít 90g rửa sạch, phơi khô rồi cho
vào ngâm với 600ml rượu sao cho chìm dược liệu, trong thời gian ngâm mỗi ngày lắc
bình 1 lần, ngâm khoảng 10 ngày thì có thể bỏ ra dùng. Khi dùng thì lọc lấy nước
bôi vào vùng da bị hắc lào đã rửa sạch thấm khô, mỗi ngày 1 lần. Duy trì dùng
liên tục trong 5 ngày.
Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ):
Rễ chút chít 15g tươi, đem đi rửa sạch rồi
thái mỏng thành lát, cho thêm ít dấm đắp vào mụn khoảng 1- 2 giờ, tháo bỏ thuốc,
mỗi ngày dùng 2 lần, duy trì đắp liên tiếp trong vòng 3 ngày.
Chữa mẩn ngứa do nóng:
Lá chút chít tươi 15g rửa sạch giã nát, chà
xát nhẹ vào nơi bị ngứa, sau khi đã rửa sạch, lau khô ngày 2 lần.
Chữa táo bón:
Rễ chút chít, cam thảo mỗi vị cân lấy 4g.
Cho tất cả vào rửa sạch, đổ vào 3 bát con nước, bắc bếp sắc đến khi còn lại khoảng
1 bát, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống nhân lúc còn nóng. Duy trì uống
trong 3 ngày.
Chữa trị ngứa ngáy có trùng:
Rễ chút chút hái về rửa sạch, giã nát trộn
cùng với mỡ lợn, thêm vào đó chút muối, bôi vào chỗ ngứa, mỗi ngày bôi tầm 2 –
3 lần.
Chữa đại tiện ra máu:
Rễ chút chít cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, rửa
sạch, gừng giã nhỏ, mỗi thứ khoảng nửa bát rồi trộn lại vwois nhau đem sao đỏ,
tẩm giấm đem sắc lấy nước uống trong ngày.
Trị mụn trứng cá và ghẻ:
Rễ cây chút chít rửa sạch phơi khô, cho vào
1 túi vải thắt nút, cho vào bình thủy tinh đổ ngập rượu đậy kín nắp ngâm khoảng
10 ngày. Khi dùng thì dùng bông gòn thấm nước chấm lên nốt mụn hay vết ghẻ. Mỗi
ngày dùng 1 lần, duy trì sử dụng cho đến khi vết thương lành hẳn.
Lưu ý sử dụng Cây Chút chít:
- Những người hư hàn, tiêu chảy không dùng.
- Thảo dược này có thể
tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.
Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng
cây sen.
- Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối
không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy
thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.
Xem thêm: Cây cóc mẳn!