Nấm là gì?

Nấm là thực vật hạ đẳng, không chứa diệp lục nên không tự dưỡng được, nấm da sống ký sinh trên các vật chủ.

Nấm có bộ phận dinh dưỡng là sợi nấm, chia thành nhánh chằng chịt, từng búi. Sợi nấm già, môi trường hết chất dinh dưỡng, hình thành nha bào để bảo toàn nòi giống của nấm.

Nấm phát triển tốt nhất ở 28 – 320C, độ pH từ 5,8 – 6,8 bị diệt ở 800C sau 5 – 7 phút, phơi nắng 40 – 500C từ 1 – 3 giờ, một số thuốc màu, axit cũng diệt được nấm.

Bệnh nấm da (Dermatomycosis)
Bệnh nấm da (Dermatomycosis)

Nguyên nhân nấm da

Nguyên nhân

Thường gặp 3 loại chính là Microsporum, Trichophyton, Epidermophyton.

Đường lây

Đường lây trực tiếp: do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Đường lây gián tiếp: do sử dụng chung quần áo, khăn quàng, lược chải tóc, chăn màn, chiếu, xô chậu, găng tay… của người bệnh.

Điều kiện thuận lợi: vệ sinh không tốt, mặc quần áo chặt, nếp kẽ ướt, rối loạn nội tiết, sức đề kháng giảm.

Triệu chứng bệnh nấm da

Bệnh nấm hắc lào

Vị trí: thường bắt đầu ở vùng da hở, nếp kẽ lớn như bẹn, mông, chi sau lan ra thắt lưng, nách, nếp vú, thân mình…

Tổn thương cơ bản là đám đỏ hình tròn bằng đồng xu, đường kính 1 – 2 cm, có khi tới 10 – 12 cm, rải rác hoặc liên kết với nhau thành đám hình đa cung, ranh giới rõ rệt có bờ viền, trên bờ viền có mưng mụn nước nhỏ, xu hướng lành ở giữa.

Bệnh nhân ngứa gãi nhiều có thể gây nhiễm trùng thứ phát (trợt, làm mủ, sưng tấy) hoặc viêm da thứ phát.

Tiến triển lành tính, không điều trị thành mãn tính, dễ tái phát. Cần chẩn đoán phân biệt với phong củ, eczema.

Nấm lang ben

Bệnh hay gặp ở lứa tuổi 15 – 17 (thời kỳ dậy thì) cho nên còn gọi là bệnh lang lớn.

Tổn thương hay gặp ở 1/2 phía trên thân người (mặt, cổ, ngực, lưng) hiếm gặp ở đùi và cẳng chân.

Nơi da bị nhiễm nấm thường có những dát màu loang lổ, trắng nhạt hoặc hơi hồng 1 – 2 mm như bèo tấm về sau thường liên kết thành đám vằn vèo. Khi lao động, khi ra nắng hơi gồ nổi lên mặt da, ngứa, cạo đám tổn thương bong một lớp vảy vụn (vảy cám).

Chẩn đoán phân biệt với phong bất định, sẹo mất sắc tố sau một số bệnh da liễu: zona, vẩy nến

Điều trị bệnh nấm da

Nguyên tắc chung

Cần phát hiện sớm, điều trị sớm.

Dùng thuốc thích hợp với từng vùng da, đúng phác đồ.

Dùng thuốc điều trị liên tục, đủ thời gian, tối thiểu 3 – 4 tuần.

Tránh cạo, kỳ cọ mạnh trước khi bôi thuốc.

Điều trị cụ thể

Điều trị nấm hắc lào

Với hắc lào diện tích nhỏ, không bị nhiễm trùng:

Dùng thuốc bôi BSI 2%, mỡ benzosali.

Khi có nhiễm trùng thứ phát: thuốc bôi kết hợp uống.

Griseofulvil 0,25 x 4 viên/ ngày x 30 ngày hoặc

Nizoral (ketoconazol) 200ml x 1 viên/ ngày x 20 – 25 ngày.

Điều trị bệnh nấm lang ben

a) Điều trị tại chỗ

Bôi dung dịch ASA, BSI và mỡ benzosali.

Tắm bằng xà phòng sastid 1 lần/ ngày x 3 tuần.

Kết hợp bôi kem nizoral 1 lần/ ngày cho đến khi khỏi.

Bôi kem lamisil, canesten, fazol ngày 2 lần x 2 – 3 tuần.

b) Điều trị toàn thân

Uống nizoral 200 mg x 1 viên/ ngày x 10 – 15 ngày.

Hoặc Sporal 100 mg x 2 viên/ ngày x 7 ngày.

Dự phòng bệnh nấm da

Với cá nhân

Giữ gìn da khô ráo sau khi tắm, tránh mặc quần áo ẩm.

Tranh thủ phơi nắng chăn chiếu, quần áo.

Mặc quần áo rộng, năng tắm giặt.

Tránh cạo, dùng thuốc nồng độ cao lên đám da bị nấm, dễ gây viêm da.

Tập thể

Thường xuyên tuyên truyền giáo dục ý thức phòng bệnh ngoài da trong cộng đồng.

Quản lý tốt, tổ chức điều trị hàng loạt, ngăn chặn kịp thời ổ lây truyền.

Tổ chức chỗ tắm giặt riêng cho người bị nấm.