Cây ngấy hương là gì?

Ngấy hướng thuộc dạng cây bụi, mọc leo dựa vào thân cây khác và là 1 vị thuốc được sử dụng nhiều trong đông y. Thân cây phân nhiều nhánh và cành con, những cành con vươn dài, có gai bao bên ngoài thân cây và thường có một lớp lông mỏng ngoài vỏ.

Lá của cây ngấy hương thuộc dạng kép chân vịt, mọc so le nhau, mỗi phiến lá bao gồm 5 lá chét và trường hợp lá gần ngọn thường có 3 lá chét. Lá có hình mũi mác, thuôn nhọn về hai đầu lá, lá chét ở chính giữa thường lớn hơn so với 2 lá bên cạnh. Mép lá có có khía răng, đều nhau, mặt phía trên có màu xanh, mặt dưới được bao phủ 1 lớp lông mỏng, mịn màu trắng ngà hoặc cũng có thể có màu vàng xỉn. Cuống lá có chiều dài trung bình từ 3 đến 6 cm, có bao lông và thường có gai nhỏ.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá và thường mọc thành từng chùm một, hoa có màu trắng, đài có 5 răng nhỏ, phủ lông hung ở mép và mặt trong, tràng hoa có 5 cánh mỏng và ngắn hơn đài, nhị xếp thành nhiều lớp, chỉ nhị dẹp, lá noãn nhiều. Quả có hình cầu hoặc hình trứng có đài tồn tại, gồm nhiều quả hạch con, khi chín có màu đỏ, ăn được.

Cây ngấy hương có tên khoa học là Rubus cochinchinensis Tratt thuộc họ Hoa hồng – Rosaceae và được biết đến với các tên khác như: Ngấy, Đùm đũm hương, mâm xôi, ngấy chĩa lá, ngũ gia bì, cây tu hú….

Cây ngấy hương, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!
Quả cây đùm đùm (mâm sôi) có nhiều lông, lá to và dầy (không phải cây ngấy hương)
Quả Ngấy Hương - Đũm Hương
Quả Ngấy Hương – Đũm Hương có ít lông, lá xẻ chân chim và có mùi hương thơm nhẹ

Phân bố Cây ngấy hương:

Cây ngấy hương thuộc loài cây mọc hoang, phân bố nhiều ở những vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, đới ẩm. Cây ưa ánh sáng, mọc ở ven rừng, đồi cây bụi và thường mọc ở các vùng núi thấp dưới 100m. Cây phân bố tập trung nhiều ở Việt Nam, ngoài ra còn có mặt ở Lào, Campuchia, Nam Trung Quốc.

Bộ phận sử dụng Cây ngấy hương:

Xem thêm

Phần được sử dụng để làm thuốc là phần: Thân, lá, quả (Caulis, Folium et Fructus Rubi Cochinchinensis). Sau khi thu hoạch, loại bỏ tạp chất, rửa sạch và phơi khô sử dụng dần.

Cách phân biệt cây Ngấy Hương:

Cây ngấy hương có mùi thơm nhẹ, dây nhỏ, lá tía và xẻ chân chim, 1 cuỗng có 5 lá xẻ nhỏ.

Cây đũm (mâm sôi) không có mùi, lá to bánh dày, dây to và ít gai so với ngấy hương.

Thành phần hóa học có trong ngấy hương:

Theo các nghiên cứu khoa học, thành phần chính có trong ngấy hương bao gồm: Quả có vitamin C, pectin, fructoz, acid ellagic và acid hữu cơ khác. Quả Ngấy hương phải bảo quản trong tủ lạnh vì nó chóng hư. Lá có flavonoid, tanin, fragarin, acid gallic và ellagic.

Những nghiên cứu khoa học về cây ngấy hương:

Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, thành phần hóa học có trong ngấy hương có hàm lượng kẽm rất cao, được cơ thể hấp thụ tốt, giúp hỗ trợ tốt cho khả năng sinh dục.

Briggs C.J. công bố rằng mâm xôi làm giảm đáng kể glucose huyết ở vật thí nghiệm (Can Pharmaceutical 1997).

Theo nghiên cứu cho thấy Raspberry ketone (RK) một hợp chất tự nhiên từ quả Mâm xôi, các hợp chất thơm chính trong Quả Mâm Xôi, hợp chất này đã được chứng minh là thúc đẩy việc đốt cháy chất béo hormon norepinephrine quan trọng để làm tăng chuyển hóa lipid, ngăn ngừa béo phì và tăng cường nỗ lực giảm cân bằng cách hỗ trợ cơ thể đốt cháy chất béo nhiều hơn.

Theo các chuyên gia, axít ellagic chứa trong quả mâm xôi được chứng minh giúp giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, bằng cách loai trừ cholesterol xấu và giảm huyết áp.

Cây ngấy hương Theo đông y:

Ngấy hương có vị chua, hơi ngọt, tính bình, mùi thơm nhẹ, quy vào kinh tỳ và thận, tác dụng giúp tiêu hóa tốt, bổ ngũ tạng, ích tinh khí, mạnh chí thêm sức, giải độc, tiêu phù.

Công dụng của Cây ngấy hương:

  • Giúp hoạt huyết, thanh nhiệt, tán ứ, tiêu viêm.
  • Hỗ trợ trị viêm gan cấp, mãn tính, tiêu hóa kém, nôn mửa, ăn không tiêu.
  • Hỗ trợ chống ốm nghén, vàng da, cảm thấp và chữa tóc khô cằn, hay rụng.
  • Giúp giải độc, tiêu viêm, tiêu phù.
  • Hỗ trợ trị viêm gan, vàng da và trị đầy bụng.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Hỗ trợ làm giảm tổn thương gan và hỗ trợ ngăn ngừa các mảng bám trên gan.
  • Hỗ trợ làm giảm nguy cơ đau tim và hạn chế chứng xơ vữa động mạch.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa béo phì.

Một số bài thuốc về cây ngấy hương:

Trị sạn thận:

Ngấy hương làm giảm lượng lớn canxi trong nước tiểu, vì vậy có khả năng chống sạn thận.

Chống ốm nghén:

Kinh nghiệm dân gian dùng quả Ngấy hương cho phụ nữ ốm nghén. Tuy nhiên, với dược học hiện đại, chưa có công bố thử nghiệm về tác hại của quả Ngấy hương vào thai nhi, vì vậy, nên cẩn thận khi dùng cho thai phụ.

Trị viêm gan mạn tính, sưng gan, viêm tuyến vú:

Dùng 30 – 40g cành lá cây Ngấy hương, với cây ô rô, mộc thông, mỗi vị 15 – 20g, sắc uống.

Trị viêm gan cấp và mạn, viêm tuyến vú, viêm loét miệng:

Cành lá cây Ngấy hương 30g, ba kích, kim anh, mỗi vị 10 – 15g, sắc uống.

Chữa cảm thấp, nôn mửa, gai lạnh, ăn không tiêu:

Lá ngấy hương 40-50g phơi khô, sắc uống. Có thể phối hợp với gừng sống 3g, lá sả 20g.

Chữa vàng da:

Ngấy hương 20g, lá vằng 10g. Hai thứ phơi khô tán nhỏ, sắc uống. Dùng 7-10 ngày.

Chữa tóc khô hay rụng:

Quả ngấy hương ăn tươi và ép lấy dịch bôi vào chân tóc hàng ngày.

Lưu ý sử dụng Cây ngấy hương:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Hạn chế dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.