Cây Sim - Quả Sim, dùng điều trị lỵ, tiêu chay, viêm dạ dày, ruột, viêm gan. Lá sim còn chứa nhiều chất ellagi tannim, người ta thường kết hợp hoa Sim và quả Sim để điều trị bệnh viêm gan
Cây Sim hay còn gọi với tên khác là hồng sim, dương lê, đào kim nương, co nim (Thái), mác nim (Tày) cương nhẫm, nẫm tử,sơn nẫm,... . Tên khoa học là Rhodomyrtus tomentosa, thuộc Họ trầm – tên danh pháp khoa học là thymelacaceae.
Cây nhỏ cao 1 – 3 m. Lá mọc đối, phiến lá
dày, chóp tù, mép nguyên, có 3 gân, mặt dưới có lông tơ. HOa màu hồng tím, mọc
riêng lẻ hoặc 3 cái một ở nách lá. Quả mọng
màu tím sẫm, chứa nhiều hạt.
Phân bố:
Cây Sim trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc và
các tỉnh thuộc miền Trung, ngoài ra Phú Quốc cũng là vùng đất trồng Sim nổi tiếng,
với nhiều thực phẩm từ Sim cũng như đồ cồn ngâm Sim.
Cây Sim, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Bộ phận dùng:
Xem thêm
Rễ, lá và quả (Radix, Folium et Fructus
Rhodomytri Tomentosae) của cây Sim.
Thành phần hóa học:
Lá thu hái vào mùa hè, dùng tươi hay phơi
khô. Quả thu hái vào mùa thu, đò chín rồi
phơi khô. Rễ thu hái quanh năm, thái nhỏ, phơi khô.
Quả sim có vị ngọt, chát, tính bình có tác dụng hành huyết, chỉ huyết, bổ huyết, hoạt lạc. Thường dùng trong trường hợp suy nhược cơ thể, thiếu máu do mất máu, thiếu máu do thai nghén, người yếu mệt sau khi có bệnh, suy nhược thần kinh, ù tai, di tinh.
Nụ sim có vị ngọt, chát, tính bình, tác dụng làm cầm máu, trừ nhiệt độc, tiêu mủ, chỉ tả. Dùng chữa tiêu chảy, kiết lỵ.
Rễ sim có vị ngọt, hơi chua, tính bình, tác
dụng khu phong, trừ thấp, hoạt lạc, thu liễm, cầm máu, chỉ tả. Thường được dùng
chữa phong thấp, đau nhức các khớp xương, đau lưng, viêm gan truyền nhiễm, lỵ,
viêm dạ dày – ruột cấp tính, ăn uống không tiêu, băng huyết, lòi dom (thoát
giang).
Lá sim còn chứa nhiều chất ellagi tannim, người
ta thường kết hợp hoa Sim và quả Sim để điều trị bệnh viêm gan.
Chất rhodomyrtone trong lá sim được xem như
một chất kháng sinh, giúp chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn như
escherichia coli và staphylococcus aureus, là những vi khuẩn gây ra tình trạng
ngộ độc thực phẩm, rối loạn đường tiêu hóa.
Một số bài thuốc có cây Sim:
Lòi dom (trực tràng lòi ra ngoài hậu môn):
Quả sim tươi 30 – 60g (khô 10 – 20g), nấu
chung với bao tử heo, nêm gia vị vừa ăn, dùng ăn trong bữa cơm.
Quả Sim
Phong thấp, các khớp xương đau nhức:
Rễ sim khô 60g, cho vào sắc lấy nước, có thể
hòa với ít rượu để uống.
Phụ nữ bị băng huyết, thổ huyết:
Quả sim khô sao đen tồn tính (như than),
nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống 12 – 15g, pha với nước đun sôi để nguội.
Đau lưng, phong thấp, nhức mỏi các khớp:
Rễ sim 30g + rễ cỏ xước, rễ tranh, lá lốt mỗi vị 10g + thổ phục linh, ngũ gia bì (hoặc thiên niên kiện) mỗi vị 12g. Thêm vào khoảng 750 ml nước, sắc đến khi còn 200 ml, chia làm 2 lần uống, uống trước bữa ăn.
Thai phụ thiếu máu, người suy nhược sau khi ốm:
Quả sim khô 15 – 20g, rửa sạch, nấu với
500ml nước, sắc còn 200ml, chia làm 2 lần uống, dùng trong ngày.
Thuốc bổ huyết, bổ thận, bồi dưỡng cơ thể:
Quả sim khô, sâm đại hành (sao thơm) mỗi vị
12g + đậu đen (sao) 16g + lá dâu non (sao sơ). Thêm vào khoảng 500ml nước, sắc
đến khi còn 200ml, chia làm 2 lần uống, uống trước bửa ăn.
Kiết lỵ, bụng quặn đau, đại tiện nhiều lần, lượng phân ít
có lẫn máu, mót rặn:
Quả sim tươi 30 – 50g (khô 12 – 20g) rửa sạch,
sắc với nước uống, khi uống hoà thêm chút mật ong.
Viêm gan truyền nhiễm cấp tính:
Rễ Sim khô 30g, rửa sạch, thêm vào khoảng
500ml nước, bắc bếp sắc đến khi còn khoảng 200ml, chia làm 2 lần uống, dùng sau
bữa ăn. Dùng hết 1 liệu trình – kéo dài 20 ngày.
Viêm gan có triệu chứng vàng da:
Cốt khí củ, nhân trần, bạch hoa xà thiệt thảo mỗi vị 15g + kê cốt thảo 30g, thêm vào khoảng 750ml nước, bắc bếp sắc đến khi còn 300ml, chia làm 2 lần uống, dùng sau bữa ăn.
Lưu ý:
Thảo dược này có thể
tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.
Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng
cây sen.
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối
không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy
thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.