Cây hy thiêm là gì?

Hy thiêm là cây thân thảo sống quanh năm và là một trong những cây thuốc nam quý, được sử dụng nhiều trong đông y. Thân cây cao khoảng 30 đến 60cm, bao xung quanh là một lớp lông mềm.

Lá mọc đối xứng nhau, có dạng hình quả trám, có khi tam giác hay hình thoi mũi mác. Chiều dài từ 4 đến 10cm và chiều rộng từ 3 đến 6cm, cuống ngắn, đầu là nhọn. Phiến lá men theo cuống lá, mép có răng cưa không đều, có 3 gân chính mảnh chạy đều trên măt lá, mặt dưới hơi có lông.

Cụm hoa hình ngù có lá, đầu màu vàng. Lá bắc ngoài 5, mặt trong có lông, mặt ngoài có tuyến. Các lá bắc trong có tuyến ở lưng. Hoa ở phía ngoài của đầu là 5 hoa cái hình lưỡi. Các hoa khác lưỡng tính, hình ống. Bầu hình trứng ngược có 4-5 góc. Quả bế cũng 4-5, góc nhẵn, đen hạt. Ra hoa tháng 4-5 đến 8-9. Mùa quả tháng 6-10.

Cây Hy Thiêm có tên khoa học là Siegesbeckia orientalis Lin. (Siegesbeckia gluinosa Wa. Minyrathes heterophyla Turcz). Asterraceae thuộc họ cúc và được biết với các tên khác như: Cỏ đĩ, Chó đẻ hoa vàng, Nhã khỉ cáy(Thổ), Co boóng bo (Thái), Cứt lợn, Hy kiểm thảo, Lưỡi đồng, Nụ áo rìa, Hy thiêm, Hy tiên.

Hy thiêm, hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, thông kinh lạc, giải độc
Hy thiêm, hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, thông kinh lạc, giải độc

Phân bố:

Hy thiêm thường mọc hoang và sống được quanh năm. Cây phân bố ở khắp các tỉnh miền núi nước ta. Hy thiêm thường mọc nhiều ở cá tỉnh miền núi phía Bắc, như: Tỉnh Hòa Bình, Lào cai, Hà Giang, Yên Bái, lai Châu ….

Bộ phận dùng làm thuốc:

Toàn bộ phận của cây hy thiêm (Herba Siegesbeckiae) được sử dụng làm thuốc.

Thành phần hóa học có trong cây hy thiêm:

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thành phần hóa học có trong cây hy thiêm bao gồm các chất chính như: Chất đắng daturosid, orientin.

Những nghiên cứu khoa học về cây hy thiêm:

Nghiên cứu Trên chuột cống trắng cho thấy cao lá hy thiêm có tác dụng ức chế khá mạnh viêm cấp tính trên mô hình gân phù bàn chân chuột và ức chế viêm mạn tính, gây teo tuyến ức chuột cống non. Ngoại ra còn giảm tỷ lệ γ- globulin trong trong huyết thanh khi phối hợp trong bài thuốc gồm hy,thiêm, mộc qua, thiên niên kiện và ngưu tất.

Theo Boyle SP cùng các cộng sự (2000) và Uma Devi P (2006) đã chứng minh được trong cây hy thiêm có chứa orientin, rutin… có tác dụng chống oxi hóa của bởi cơ chế các làm sạch các gốc tự do nhờ superpoxid hoặc tạo ra chelat với kim loại màu.

Nghiên cứu trên chuột thí nghiệm cho thấy hy thiêm làm tăng lipid máu. Điều này đựợc thể hiện bằng việc gây giảm ở cả 3 chỉ số: cholesterol máu, tỷ số β/α lipoprotein máu và mức lipid toàn phần trong máu động vật thí nghiệm. Thành phần rutin trong hy thiêm đựơc chứng minh là có tác dụng trên chuyển hóa lipid ở chuột béo phì.

Trong y học Trung Quốc, hy thiêm dùng phối hợp với cây thuốc khác để điều trị ung thư và chảy máu não kèm theo chứng liệt. Dùng toàn cây dưới dạng nước sắc, liều một lần là 10 g. Ở Ấn Độ, hy thiêm được coi là có tác dụng chữa các vết loét hoại tử và 9 các chứng đau nhức.

Theo đông y:

Hy thiêm có vị đắng, cay, tính hàn không ấm, có ít độc, quy vào 2 kinh can, thận. Tác dụng giúp khu phong thấp, lợi gân cốt, giảm đau, hỗ trợ giúp giảm độc, an thần và giúp hạ huyết.

Công dụng của hy thiêm:

  • Giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
  • Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, mụn nhọt độc.
  • Giúp kháng viêm, hạ huyết áp và ức chế miễn dịch.
  • Giúp lợi gân cốt, giảm đau và giúp an thần.
  • Hỗ trợ chữa chứng tay chân tê dại, lưng mỏi, gối đau và hỗ trợ trị phong thấp.
  • Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp, giảm sưng đau và tránh tình trạng cứng khớp.
  • Hỗ trợ chữa nhọt độc, rắn cắn và trị ong đốt.

Một số bài thuốc từ cây hy thiêm:

Trị các chứng tiêu chảy do cảm phải phong hàn, dùng trị phong khí chạy vào trường và gây tiêu chảy:

Dùng Hy thiêm thảo tán bột trộn hồ giấm làm viên bằng hạt ngô đồng lớn lần uống 30 viên với nước (Hỏa Thiêm Hoàn – Thánh Tế Tổng Lục).

Trị ung nhọt sưng độc, các chứng lở dữ:

Sử dụng Hy thiêm thảo 1 lượng (Hái vào Tết Đoan ngọ), Nhũ hương 1 lượng, Bạch phàn (phi) nửa lượng, Tán bột lần uống 2 chỉ với Rượu nóng cho tới khi lành (Càn Khôn Bí Uẩn Phương).

Đinh nhọt sưng độc:

Tết Đoan ngọ hái Hy thiêm thảo phơi khô tán bột, lần uống nửa lượng với Rượu nóng, khi mồ hôi ra là đạt, rất có hiệu quả.

Bệnh ăn vào mửa ra:

Dùng Hy thiêm thảo sậy khô tán bột luyện mật làm viên với nước nóng (Bách Nhất Tuyển Phương).

Chữa phong thấp:

Sử dụng Hy thiêm thảo 250 lượng (100g) Thiên niện kiện 12 lượng (50g), Đường và Rượu 1 lít nấu thành cao ngày uống 2 lần, lần một ly nhỏ trước khi ăn trưa tối.

Miệng méo mắt xiên, phong thấp đau nhức:

Dùng Hy thiêm thảo (sống) 4 lượng tán bột, chưng phơi 9 lần, luyện mật làm viên lần uống 2 chỉ, mỗi lần 3 lần với Rượu nóng.

Phong thấp viêm đa khớp dạng thấp:

Dùng Hy thiêm thảo 4 lượng sắc nước cốt gia thêm đường đen, cô lại thành cao, lần uống 1 chén trà nhỏ, ngày 2 lần uống.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Không có phong thấp mà thuộc âm hư thì cấm dùng. Kỵ Sắt.