Mô tả cỏ lưỡi rắn:

Tên khác Tên thường dùng:

Cây có lá như lưỡi rắn nên có tên Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo,Giáp mãnh thảo, Xà thiệt thảo, Nhị Diệp Luật (Trung Dược Học),

Họ khoa học:

Cà Phê (Rubiaceae).

Thành phần hóa học cỏ lưỡi rắn

Trong Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo chủ yếu có: Hentriaconotane, Stigmastatrienol, Ursolic acid, Oleanolic acid, b-Sitosterol, p-Coumnic, b-Sitosterol-D-Glucoside (Trung Dược Học).

Asperuloside, Asperulosidic acid, Geniposidic acid, Deacetylasperulosidic acid, Scandoside, Scandoside methylester, 5-O-p-Hydroxycinnamoyl scandoside methylester, 5-O-feruoyl scandoside methylester, 2-Methyl-3- Hydroxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Methoxyanthraquinose, 2-Methyl-3- Hydroxy-4- Methoxyanthraquinose (Nishihama Y và cộng sự, Planta Med, 1981, 43 (1): 28).

Ursolic acid, b-Sitosterol Yakagi S và cộng sự, Shoyakugaku Zasshi 1982, 36 (4): 366).

Cỏ lưỡi rắn!
Cỏ lưỡi rắn!

Tác dụng dược lý cỏ lưỡi rắn:

Thí nghiệm trên ống kính, bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng ức chế mạnh tế bào ung thư lympho, tế bảo ung thư bạch cầu hạt, bạc cầu đơn nhân. Với nồng độ 0.5-1g dược liệu/ml có tác dụng ức chế tế bào báng Ehrlich và tế bào carcinom.

Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng ức chế hiện tượng gây đột biến do aflatoxin B1 tạo nên, khi dùng chủng vi khuẩn Salmonela typhymurium TA 100 làm thí nghiệm. Cây có tác dụng kích thích sự tăng sinh tế bào lách ở chuột ở thí nghiệm trên ống kính, từ đó người ta suy ra rằng dược liệu có khả năng điều hòa miễn dịch.

Về tác dụng chống viêm, bạch hoa xà thiệt thảo tăng cường khả năng thực bào của hệ thống mô lưới- nội mô và của tế bào bạch cầu. (Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam-t151,152).

Tác dụng kháng khuẩn:

In vitro, tác dụng này không mạnh. Có tác dụng yếu đối với Tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ. Dịch chích không có tác dụng ức chế vi khuẩn. Thuốc có hiệu quả rõ rệt đối với ruột dư viêm thực nghiệm trên thỏ (Trung Dược Học).

Tác dụng trên hệ miễn dịch:

Những thực nghiệm căn bảntrên thỏ, có thể tin rằngsự kháng nhiễm có thể do thuốc có tác động lên hệ miễn dịch của cơ thể như làm tăng sinh hệ tế bào nội bì lưới, làm tăng hoạt lực của tế bào thực bào, tăng chức năng hệ miễndịch không đặc hiệu (Trung Dược Học).

Tác dụng chống khối u:

Thuốc sắc Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo nồng độ caoin vitro thấy có tác dụng ức chế đối với tế bào trong bệnh bạch cầu viêm cấp, bạch cầu hạt tăng cấp (Trung Dược Học).

Thuốc còn có tác dụng làm tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận, nhờ đó, có tác dụng kháng viêm (Trung Dược Học).

Tác dụng kháng ung thư:

Thuốc ức chế sự phân chia sinh sản của hạch tế bào ung thư làm cho tế bào ung thư hoại tử khác biệt so với lô chứng (Trung Dược Học)

Tác dụng ức chế sản sinh tinh dịch:

Theo dõi 102 cas, kiểm tra tinh dịch sau 3 tuần uống thuốc thấy có 77% bệnh nhân tinh trùng giảm từ 1/3 đến 1/10 so với trước khi uống thuốc (Trung Dược Học).

Tính vị:

Xem thêm

Vị ngọt nhạt, tính mát

Quy Kinh:

Vào kinh Tâm, Can, Vị, Tiểu trường, Đại trường

Công dụng cỏ lưỡi rắn:

  • Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, khử ứ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Thanh nhiệt, giải hỏa độc, tiêu ung (Trung Dược Học).
  • Thanh nhiệt, giải độc, tiêu ung, kháng nham, lợi thấp (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược)
  • Tiêu thủng, giải độc, khu phong, chỉ thống, tiêu viêm (Quảng Đông Trung Dược).

Chủ trị

Trị các loại sưng đau do ung thư, các loại nhiễu trùng như nhiễm trùng đường tiểu, viêm hạnh nhân, viêm họng, thanh quản, viêm ruột thừa, viêm phế quản cấp mãn tính, viêm gan thể vàng da hoặc không vàng da cấp tính,Rắn độc cắn, sưng nhọt lở đau, tổn thương do té ngã (Quảng Tây Trung Dược Chí).

Trị rắn cắn, ung thư manh trường, kiết lỵ (Quảng Đông Trung Dược).

Liều dùng cỏ lưỡi rắn:

12- 120g

Liều dùng Dùng khô từ 20-40g,ngoài dùng tươi giã nát đắp lên nơi đau.

Ứng dụng lâm sàng cỏ lưỡi rắn:

Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, Bán chi liên (tươi) 60g sắc uống, ngoài đâm nát đắp lên nơi đau (Quảng Tây Trung Thảo Dược).

Trị ung thư phổi:

Bạch hoa xà thiệt thảo, Bạch mao căn mỗi thứ 160g (dùng tươi), sắc uống với nước đường (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Dùng chữa viêm đường tiết niệu, viêm amidan, viêm hầu họng, viêm gan, viêm gan vàng da cấp, sỏi mật, kiết lỵ cấp, mụn nhọt, ung thũng, đòn ngã chấn thương, rắn độc cắn, trẻ em cam tích, ho do phế nhiệt.

Trong thời gian uống thuốc, có thể có phản ứng phụ như ngứa hoặc tiêu chảy nhưng không kéo dài. Sau khi uống thuốc, nếu thấy có máu mủ bài tiết ra thì đó là dấu hiệu tốt.

Bài thuốc này không độc, nên có thể uống thuốc từ 3 đến 4 tháng. Không nên ăn các thứ cay nóng trong thời gian uống thuốc.

Phụ nữ có thai không nên dùng vị thuốc này.

Trong một số tài liệu y học của Trung Quốc gần đây (Chinese herbal medicine – Materia Medica (1992), Trung dược đại từ điển, Thường dụng thảo dược trị liệu thủ sách…), các nhà y học đã ứng dụng 2 vị thuốc bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo để bổ trợ cho việc chữa trị một số bệnh ung thư trong thời kỳ đầu (phát hiện sớm) như: ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư tử cung.

Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, rễ cây dùng tươi tốt hơn để lâu; lá tươi có tác dụng kích thích gây bỏng da nhưng nếu nấu chín có thể ăn được.

Báo chí nói về cỏ lưỡi rắn: Vnexpress, Suckhoedoisong, Tuoitre!