Cây đậu tương là gì?

Đậu tương thuộc dạng cây thân thảo, được trồng làm thực phẩm và ngoài ra cây đậu tương cũng được sử dụng làm một trong những vị thuốc trong đông y. Thân cây mọc dạng mảnh, mọc thẳng, có chiều cao trung bình từ 50 đến 150cm, có lông bám xung quanh và có các cành mọc hướng lên trên.

Lá cây mọc so le nhau, có 3 lá chét hình trái xoan, hơi thuôn nhọn về phần đầu và không đều nhau ở gốc lá. Lá mầm mới mọc có màu vàng hoặc xanh lục, khi tiếp xúc với ánh sáng thì chuyển qua màu xanh.

Hoa có màu trắng hoặc có màu tím, thường thay đổi theo giống, xếp thành từng chùm ở nách. Hoa nhỏ, không có mùi, thuộc loài cánh bướm, mỗi chùm có từ 1 đến 10 hoa và thường có 3 đến 5 hoa.

Đậu tương, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!
Đậu tương, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!

Quả thõng, có hình lưỡi liềm, có nhiều lông mềm bao xung quanh, quả có màu vàng lục hoặc màu vàng nhạt, thắt lại giữ các hạt. Một quả có chứa từ 1 đến 5 hạt, nhưng hầu hết các giống quả thường từ 2 đến 3 hạt. Quả có hình cầu hay hình thận, có màu sắc thay đổi tùy theo giống cây trồng.

Cây đậu tương có tên khoa học là Glycine max (L.) Merr thuộc họ Ðậu – Fabaceae và được biết đến với các tên khác như: đậu nành, đại đậu,….

Phân bố:

Cây đậu nành có nguồn gốc ở Trung Quốc, thường thích hợp trồng ở các xứ nóng và thường được mọc hoang ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Nga. Ở Việt Nam, cây đậu nành được trồng nhiều ở các tỉnh Hà BẮc, Lạng Sơn, Cao Bằng,….  được trồng nhiều để lấy hạt làm thực phẩm.

Bộ phận dùng:

Phần được sử dụng là phần hạt của cây đậu tương – Semen Sojae Preparatum, thường gọi là Ðạm đậu xị. Sau khi thu hoạch, lấy hạt phơi khô và chế biến là có thể sử dụng được.

Thành phần hóa học có trong cây đậu tương:

Theo các nghiên cứu khoa học, thành phần hóa học có trong hạt cây đậu tương bao gồm những chất chính như: Protid40, lipid 12-25, glucid 10-15; có các muối khoáng Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S; các vitamin A, B1, B2, D, E, F; các men, sáp, nhựa, celluloz. Trong đậu nành có đủ các acid amin cơ bản isoleucin, leucin, lysin, metionin, phenylalanin, tryptophan, valin. Trong đạm đậu xị ngoài protid, lipid, glucid, còn có xanthine, hypoxanthine, caroten, các vitamin B1, B2, vitamin PP

Những nghiên cứu khoa học về cây đậu tương:

Hợp chất Lunasin peptide (tên khoa học là Glycine max – được chiết xuất từ đậu nành) có hiệu quả rất tốt trong hỗ trợ điều trị ung thư và các bệnh mạn tính, đã được GS. Benito Ocampo De Lumen tại Đại học California tại Berkeley, Hoa Kỳ và công ty Narra Biosciences điều chế thành công.

GS. Ben de Lumen cho biết: “Lunasin là chuỗi peptide có hoạt tính sinh học hoàn toàn mới được tìm thấy trong đậu nành và một số loại hạt khác có tác dụng chống ung thư mạnh, chống lão hóa, chống oxy hóa và chống viêm.

Những nghiên cứu kỹ lưỡng tại trường Đại học California tại Berkeley đã chứng minh rằng cơ chế phân tử của Lunasin là độc nhất và hoàn toàn khác biệt so với các hoạt chất chống ung thư khác, nó tiêu diệt một cách có chọn lọc các tế bào đang chuyển hóa thành tế bào ung thư.

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, chiết xuất Isoflavon có trong sữa đậu nành rất tốt cho nữ giới vì nó làm đẹp da và giữ gìn dáng vóc, có thể coi là giải pháp hiệu quả để trị các triệu chứng mãn kinh.

Theo đông y:

Đậu tương có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh tỳ và thận, tác dụng giúp phát hãn, giải biểu, trừ phiền, lợi thấp, hoạt huyết, khu phong và giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tạo hình cơ, tạo năng lượng và cung cấp chất khoáng làm tăng cân bằng tế bào.

Công dụng của Đậu nành:

  • Giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe và nâng cao thể trạng.
  • Hỗ trợ giúp xương chắc khỏe, chống oxy hóa, kiểm soát tốt lượng cholesterol.
  • Hỗ trợ tăng sức khỏe cho tim mạch, mắt và da.
  • Bổ sung nguồn dinh dưỡng cho gan và cơ thể.
  • Giúp hỗ trợ cải thiện độ đàn hồi và tình trạng lỏng của các mạch máu.
  • Hỗ trợ làm đẹp da, giữ gìn vóc dáng và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thời kỳ mãn kinh.
  • Hỗ trợ làm hạ huyết áp và hỗ trợ hạ mỡ máu.
  • Hỗ trợ phòng chống loãng xương và giúp xương chắc khỏe.
  • Hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.

Một số bài thuốc từ đậu nành:

Chữa đổ mổ hôi trộm:

Đậu tương 100g, Hạt tiểu mạch 50g: Các vị thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho thuốc nhừ. Khi còn 300ml nước thuốc chắt lấy nước, bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, sau khi ăn. Cần uống liền 11 ngày.

Trị sau sinh trúng phong, các chứng bệnh sau sinh:

Sử dụng cát căn, đậu nành, độc hoạt, phòng kỷ, liều vừa đủ, sắc uống.

Trị phong thử (cảm nắng), toàn thân phù:

Sử dụng bạch truật 48g, hạnh nhân 90g, hoàng kỳ 30g. Các vị thuốc sắc lấy nước, cho 30g đậu nành và rượu ngon hầm nhừ, ăn tuần vài lần.

Trị trúng phong xây xẩm, sợ gió, mồ hôi tự ra, nôn ra nước:

Dùng đậu nành 250g, thanh tửu 1lít. Sao đậu cho thật đen, cho rượu vào chưng, bỏ đậu đi. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20-40ml. Tác dụng: khứ phong, tiêu huyết kết.

Chữa chứng đau đầu chóng mặt miệng khô khát (tăng huyết áp):

Sử dụng đậu phụ 200g, nấm hương 40g, tôm 25g, cho thêm dầu vừng và gia vị vừa đủ tuần ăn vài lần.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Không nên uống sữa đậu nành cùng với trứng cũng như với nhiều đường, cơ thể sẽ khó hấp thu, dễ bị đầy bụng.