Nội dung chính
Cây Tỳ bà là gì?
Cây Tỳ bà có tên khác thông dụng hơn là Nhót tây, nhót Nhật Bản, Ba diệp… . Tên khoa học là Eriobotrya japonica, trong y khoa gọi là Folium Eriobotryae, thuộc Họ Hoa hồng (Rosaceae).
Cây gỗ hay cây nhỏ cao 5 – 6m, nhánh có lông như bông. Lá tồn tại đợn mọc so le, tụ họp ngọn các cành, dài 20 – 25cm, dày cứng, mép có răng cưa, màu lục sẫm xù xì, mặt trên lông mềm màu xám hay vàng ở mặt dưới. Hoa trắng mùi hạnh nhân, đắng, xếp chùm ngắn. Quả vàng cam, lông tơ, dạng quả mận dài 3 – 4cm thành chùm, vị dịu.
Phân bố:
Đây là giống cây trồng phổ biến ở nước ta, đặc biệt còn là đặc sản của các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc như Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn,… .
Bộ phận dùng:
Bộ phận dùng là lá của cây Tỳ bà được phơi khô hoặc sấy khô (Tỳ bà diệp).
Thành phần hóa học:
Lá cây Tỳ bà có chứa d – sorbitol, acid ascorbic oxidase, vitamin B C, acid obanolic
Tác dụng – công dụng chung của cây Tỳ bà:
Công dụng chữa ho cảm mạo phong nhiệt, đờm nhiệt, nôn, buồn nôn, miệng khô khát.
Theo đông y:
Cây Tỳ bà có vị đắng hơi ngọt the, tính bình đi vào các kinh Phế, Túc dương minh, thái âm, Vị có tác dụng thanh phế hòa vị và giáng khí hóa đờm. Chủ trị ho suyễn do nhiệt, trị tức ngực, hen, đau dạ dày, nôn ói, đau rát cổ họng… .
Dùng với liều từ 6 – 9 g/ngày, dưới dạng thuốc sắc hoặc chiết suất làm siro. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Một số nghiên cứu khoa học về cây Tỳ bà:
Cây Tỳ bà có tác dụng kháng khuẩn, hạ đường huyết, đồng thời kích thích Staphylococcus aureus phát triển.
Một số bài thuốc có cây Tỳ bà:
Chữa ho ra máu nhẹ:
63g bạch cập + 12g lá tỳ bà + 20g ngó sen + 12g a giao chiêu thêm nước vào bắc bếp đun sôi còn ấm để uống, mỗi lần uống 8g, uống 2 lần/ngày.
Bài thuốc trị nổi mề đay:
250g lá tỳ bà tươi, cạo bỏ lớp lông bên ngoài đi rửa sạch rồi giã nát và vắt lấy nước. Sau đó tiến hành hấp cách thủy với đường phèn. Chia thành nhiều lần uống và cần dùng hết lượng thuốc đã làm ngay trong ngày.
Chữa ngực đau nói, tâm phiền, phát nhiệt, miệng khô, họng khát:
Bạch cập, tang diệt, trắc bách diệp, a giao mỗi vị 10g + ngẫu tiết, sinh địa, bách bộ, tử uy, tỳ bà diệp mỗi vị cân lấy 12g + 3g tam thất bột, cho tất cả vào sắc lấy nước uống.
Trị hen do phế nhiệt
Lá tỳ bà sao mật, bạch tiền mỗi vị 12g. + 14g tang bạch bì + 8g cát cánh, Tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị đem cho vào nồi sắc với 300ml nước. Đun trên lửa nhỏ chỉ trong 5 phút rồi tắt bếp. Chú ý mỗi ngày chỉ sắc uống lấy 1 thang thuốc duy nhất.
Bài thuốc chữa ho gà:
Lá tỳ bà, rễ cỏ tranh mỗi vị 120g + 63g tỏi củ + 125g bách bộ + 20g xơ mướp. Cho các vị thuốc trên đem sắc chung với 2,5 lít nước co đến khi cô lại thành 500ml. Chia làm 3 lần dùng/ngày cho đến khi triệu chứng bệnh dứt hẳn.
Trị tỳ vị hư nhược sinh ói mửa
8g lá tỳ bà + 80g mao căn + 20g thổ phục linh + bán hạ, nhân sâm mỗi vị cân lấy 4g + sinh khương 7 lát. Cho tất cả các loại dược liệu vào ấm sắc chung với khoảng 500ml nước lọc. Chú ý sắc trên lửa nhỏ đến khi nước rút chỉ còn 150ml. Chia thật đều làm 3 lần uống trong ngày.
Trị miệng đắng, ho hay có đờm vàng đặc:
Lá tỳ bà, vỏ rễ dâu tằm, quả dành dành, sa sâm mỗi vị 12g + Hoàng bá, hoàng liên mỗi vị 8g + 4g cam thảo. Cho dược liệu đã chuẩn bị vào ấm rồi sắc chung với nước trên lửa nhỏ. Mỗi ngày chỉ nên uống 1 thang thuốc.
Bài thuốc chữa ho gà:
Lá tỳ bà, rễ cỏ tranh mỗi vị 120g + 63g tỏi củ + 125g bách bộ + 20g xơ mướp. Cho các vị thuốc trên đem sắc chung với 2,5 lít nước co đến khi cô lại thành 500ml. Chia làm 3 lần dùng/ngày cho đến khi triệu chứng bệnh dứt hẳn.
Bài thuốc trị viêm phế quản:
1kg lá tỳ bà với 500ml mật ong. Ban đầu đun lá tỳ bà với 4 lít nước lọc, đên khi nước rút bớt thì lọc lấy nước, bỏ bã, bắc bếp cô đặc. Sau đó thêm mật ong vào và nấu thêm cho đến khi nước chỉ còn 2 lít. Sử dụng 1 hũ thủy tinh để đựng thành phẩm. Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần chỉ khoảng 30ml.
Chữa khàn tiếng do đàm nhiệt uất kết:
Tỳ bà diệp, hạt bí đao, sa sâm, sinh ngưu bàng tử, qua lâu bì mỗi vị cân lấy 9g + mã đậu linh, xạ can mỗi vị 6g + xuyên bối mẫu, thuyền toái, sinh cam thảo mỗi vị 3g. Cho hết các dược liệu trên vào ấm sắc. Sắc trên lửa nhỏ với 600ml nước đến khi nước rút chỉ còn phân nửa thì ngưng. Chia làm 3 lần uống trong ngày, sử dụng khi nước thuốc còn ấm.
Bài thuốc trị mụn trứng cá:
Lá tỳ bà, sơn tra, nghệ vàng với liều lượng bằng nhau. Cho các vị thuốc đã chuẩn bị đi sấy khô và tán thành bột mịn. Mỗi lần chỉ sử dụng một lượng bột thuốc vừa đủ, hòa với nước ấm rồi thoa đều lên mặt. Có thể áp dụng cách này 2 lần/ngày để nhận kết quả tốt nhất.
Trị ho do cảm lạnh:
Hái lấy khoảng 20 lá tỳ bà và 20g tía tô, rửa sạch rồi sắc chung với 450ml nước trong khoảng 20 phút. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc cho đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc chữa hôi miệng:
3g lá cây tỳ bà + 1g hắc phàn + 2g kha tử. Đem đi sắc chung với nước lọc. Dùng nước sắc này để ngậm khoảng từ 5 – 10 phút, tiến hành 3 – 5 lần/ngày. Lưu ý với bài thuốc này chỉ ngậm chứ tuyệt đối không được nuốt.
Lưu ý:
- Nôn, ho do phong hàn không nên dùng.
- Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
- Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.
Xem thêm: Cây bán hạ!