Cây Bạch thược là gì?

Cây Bạch thược là dạng thân cỏ, sống được lâu năm và là loại thuốc quý trong đông y. Bạch thược có nhiều rễ to, mập và có những rễ dài tới 30cm, có đường kính từ 1-3cm, màu sắc của rễ có màu nâu, khi cắt ra có màu trắng hoặc hồng nhạt. Lá của Bạch Thược non, giòn và đặc biệt dễ gãy, lá mọc so le nhau, lá kép gồm từ 3-7 lá, có màu xanh nhạt hoặc màu sẫm. Hoa của bạch thược to và mọc đơn độc, có màu trắng hoặc có thể hồng. Mỗi bông hoa đều có vài chục hạt, nhưng tỷ lệ hạt lép rất nhiều. Bach thược có khả năng mọc chồi từ gốc hoặc từ rễ của cây. Chồi tách từ rễ củ có thể làm cây giống để trồng

Bạch thược có tên khoa học là Paeonia lactiflora Pall thuộc họ Mao Lương (Ranuncuaceae) và được biết đến với các tên khác như Dư dung, Kỳ tích, Giải thương, Ngưu đỉnh, Khởi ly….

Bạch thược phân bố ở đâu

Bạch thược được trồng nhiều ở Trung Quốc, ở Việt Nam cũng mới di thực loài cây này và được trồng ở SaPa phía bắc nước ta. Với số lượng không nhiều cho nên vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc về sử dụng.

Bạch thược, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc đông y!
Bạch thược, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc đông y!

Bộ phận dùng làm thuốc?

Phần được dùng làm thuốc là phần rễ của Bạch Thược, vì theo như các chuyên gia đánh giá thì phần rễ tập trung chủ yếu dược chất. Có thể phơi khô hoặc sấy khô để dùng.

Thành phần hóa học trong Bạch thược

Những thành phần chính của bạch thược được các nhà nghiên cứu chỉ ra như: Paeoniflorin, Paeonol, Paeonin, Trierpenoids, Sistosterol, Tinh bột, Tanin, Nhựa, Calci oxalat, 1 ít tinh dầu, Chất béo, Acid Benzoic (1,07%), Paeoniflorin, Glucosid Thược dược, Galloylpaeoniflorin,.….

Những nghiên cứu khoa học về Bạch Thược?

Vào năm 1950, Lưu Quốc Thanh đã có nghiên cứu và chỉ ra rằng. Nước sắc từ cây bạch thược có tác dụng giúp kháng khuẩn tốt, đặc biệt là đối với vi trùng lỵ, cầu, phế cầu, trực tràng.

Vào năm 1953, một số nghiên cứu tại Nhật đã chỉ ra rằng bạch thược có tác dụng giúp kích thích nhu động ruột của dạ dày và ruột cô lập ở thỏ.

Năm 1940, Tào Khuê Toàn đã dùng nước sắc thược dược thí nghiệm trên mẩu ruột cô lập của thỏ thì thấy với nồng độ thấp có tác dụng ức chế, với nồng độ cao lúc đầu có tác dụng hưng phấn, sau ức chế.

Năm 1947 Từ Trọng Lữ báo cáo bạch thược có tác dụng giúp kháng sinh đối với vi trùng lỵ shiga.

Tính vị Bạch thược theo đông y

Bạch thược có vị đắng, chua, tính hơi hàn, tác dụng giúp nhuận gan, dưỡng huyết, lợi tiểu, hỗ trợ chữa đau bụng, mồ hôi trộm và hỗ trợ chữa kinh nguyệt không đều,….

Công dụng của Bạch Thược

  • Giúp điều dưỡng Tâm Can Tỳ kinh huyết, thư kinh, giáng khí.
  • Hỗ trợ làm giảm đau bụng, đau lưng, táo bón, tiêu chảy.
  • Giúp thanh nhiệt cơ thể.
  • Giúp nhuận gan, dưỡng huyết, lợi tiểu.
  • Hỗ trợ trị mồ hôi chộm và trị kinh nguyệt không đều.
  • Giúp trừ đờm, giảm ho.
  • Hỗ trợ làm tăng lượng máu dinh dưỡng cơ tim.
  • Hỗ trợ cải thiện tốt hệ tiêu hóa.
  • Hỗ trợ trị đầu gối đau nhức và hỗ trợ trị hoa mắt, đau đầu.

Một số bài thuốc có Bạch thược:

Trị bụng đau, kiết lỵ:

Bạch thược, Hoàng cầm mỗi thứ 12g, Cam thảo 6g, sắc uống.

Trị băng lậu hạ huyết, Rong kinh, ốm yếu gầy mòn:

Bạch thược, Thục địa, Can khương, Quế lâm, Long cốt, Mẫu lệ, Hoàng kỳ, Lộc giác giao, mỗi thứ 8g, tán bột, uống mỗi lần 8g ngày 3 lần với rượu nóng trước khi ăn, hoặc uống với nước sôi.

Trị bụng đau lúc hành kinh:

Bạch thược, Đương qui, Hương phụ, mỗi thứ 8g, Thanh bì, Sài hồ, Xuyên khung, Sinh địa mỗi thứ 3,2g, Cam thảo 2g. Sắc uống.

Trị phụ nữ hông sườn đau:

Bạch Thược Dược, Diên Hồ sách, Nhục quế, Hương Phụ. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sôi.

Trị bụng đau, tiêu chảy:

Bạch truật sao khử thổ 12g, Bạch thược sao 8g, Trần bì 6gi, Phòng phong 8g, sắc uống.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Không dùng cho người huyết hư hàn, tỳ khí hàn, đầy trướng không tiêu.

Không nên dùng cho người bụng đau, tiêu chảy do hàn tà gây ra và đau do trường vị hư lạnh.