Đại táo là gì?

Đại táo là dạng cây ăn quả lâu năm. Thuộc dạng cây thân gỗ, có chiều cao vừa hoặc cao, có thể cao tới 10m tùy từng cây. Lá của cây mọc so le nhau và thường kèm theo gai. Cuống lá ngắn từ 0,5-1cm, phiến lá hình chứng dài từ 3-7cm, mép có răng cưa và trên mặt hiện rõ 3 gân chính. Hoa của đại táo mọc ra từ những kẽ lá, mỗi tán gồm từ 7-8 hoa. Cánh hoa có màu vàng nhạt hoặc xanh nhạt, cánh hoa rất mỏng. Quả có hình chứng, khi còn xanh có màu nâu nhạt hoặc xanh nhạt, còn khi chín có màu đỏ sẫm và ăn có vị ngọt.

Đại táo có tên khoa học là Zizyphus jujuba Mill thuộc họ Táo (Rhamnaceae) và được biết đến với các tên như: Can táo, mỹ táo, lương táo, táo du, phác lạc tô….

Phân bố:

Loài cây này có mặt nhiều ở Trung Quốc và mới di thực vào Việt Nam, nhưng với số lượng chưa nhiều, vẫn còn phải nhập khẩu. Hiện nay Đại Táo đang được trồng nhiều nơi ở miền Bắc nước ta và đang được đẩy mạnh để phát triển.

Đại táo, Công dụng, Dược tính hoá học, Bài thuốc đông y!
Đại táo, Công dụng, Dược tính hoá học, Bài thuốc đông y!

Bộ phận được dùng làm thuốc:

Xem thêm

Phần chứa nhiều dược chất nhất của cây là phần quả. Chọn những quả to, chín, đem phơi khô là dùng được.

Thành phần hóa học trong Đại Táo:

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong đại táo có chứa nhiều đường, phytosterol, acid hữu cơ, Zizyphus saponin, Betulinic acid, Alphitolic acid, Jujuboside B, các vitamina, B2, C, Caroten, calci, sắt, phosphor…

Những nghiên cứu khoa học về đại táo:

Theo những nghiên cứu đã chỉ ra thành phần phenol chiết xuất từ táo tàu cũng có thể phòng ngừa ung thư, vì nó có thể tăng cường hoạt tính chống oxy hoá.

Theo trung dược học chiết xuất chất Táo với nước nóng in vitro có tác dụng ức chế tế bào JTC-26 sinh trưởng, hiệu suất đạt trên 90% và có liên quan đến liều lượng, nếu lượng nhỏ không có kết quả.

Nghiên cứu trên chuột nhắt uống nước sắc đại táo, có thể trọng tăng rõ, có thể làm tăng cơ lực.

Thử nghiệm trên thỏ bị độc gan. Sau đó cho uống nước sắc đại táo, cho ra kết quả rằng đại táo có tác dụng bảo vệ gan, tăng lực cơ và thể trọng.

Theo đông y:

Đại táo có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh tỳ,  phần huyết, tác dụng giúp an trung, dưỡng tỳ, trợ 12 kinh, thông cửu khiếu, bổ thiểu khí, hòa bách và nhuận tâm phế.

Công dụng của Đại Táo:

  • Tác dụng giúp Bổ Tỳ, hòa Vị.
  • Hỗ trợ chống suy nhược cơ thể, chống kiết lỵ.
  • Hỗ trợ làm giảm độc tố và hỗ trợ tăng cường sinh lực cơ thể.
  • Giúp bổ khí huyết, an thần và giúp điều hòa các vị thuốc khác.
  • Hỗ trợ trị ăn uống kém, tiêu chảy, người mệt mỏi và suy nhược, thiếu máu, bồn chồn.
  • Hỗ trợ chữa phụ nữ có thai hay đau bụng, chữa miệng khô, cổ đau.

Một số bài thuốc về đại táo:

Chữa sau khi sốt khỏi, miệng khô, cổ đau, hay ngủ:

Đại táo 20 quả, ô mai 10 quả, hai thứ giã nát, nhào mật mà ngậm trong nhiều ngày.

Phụ nữ có thai hay đau bụng:

Đại táo 14 quả đốt ra than cho uống.

Trẻ con cam tẩu mã tấu:

Đại táo 1 quả, hoàng bá 6g. Hai vị đốt ra than. Tán nhỏ. Sát vào răng.

Trị buồn bực, khó ngủ:

Đại táo 14 quả, Long nhãn 210g, nấu chín uống và ăn.

Trị suy nhược, khó ngủ:

Long nhãn 40g, Mạch môn 40g, Ngưu tất, Đỗ trọng, mỗi thứ 20g, Đương quy 40g, Xuyên khung 20g. Ngâm một lít rượu uống trước khi ngủ.

Trị tiêu chảy lâu ngày, bụng đầy, hư hàn:

Phá cố chỉ, Nhục đậu khấu. mỗi thứ 12g, Mộc hương 6g, tán bột, trộn với Táo nhục làm thành viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g. Uống với nước Gừng.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Không dùng cho trẻ nhỏ bị cam tích, bụng đầy trướng, đờm nhiệt, răng đau.

Không nên ăn nhiều trái xanh.