Xem thêmBộ phận được dùng làm thuốc là phần củ của cây gừng vì theo
các nhà khoa học thì phần củ có chứa nhiều dược chất nhất, có thể sấy khô hoặc
sao vàng làm thuốc.
Thành phần hóa học của Gừng
Dựa vào các nghiên cứu đã chỉ ra, trong củ gừng có chứa những thành phần chính như: Các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), β-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol. zingeron, shogaol và zingerol. Ngoài ra, trong tinh dầu Gừng còn chứa α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các gingerol. Chi tiết tại đây!
Những nghiên cứu khoa học về Gừng
Trong một cuộc thí nghiệm, người ta đã tìm ra trong gừng có
chứa 2 thành phần đó là flavonol và phytonutrien. Nó đã được liên kết với việc
ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ thống miễn dịch.
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng gừng có thể giúp làm dịu
các triệu chứng đau dạ dày, bao gồm buồn nôn và nôn mửa và thậm chí đóng vai
trò làm giảm đau.
Bà Kelly LeVeque – chuyên gia dinh dưỡng có trụ sở tại Los
Angeles, cho biết gừng có tác dụng chống viêm và hoạt động như một chất chống
oxy hóa trong cơ thể.
Một nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Pain Medicine, đã
xem xét 7 thử nghiệm ngẫu nhiên để tìm bằng chứng cho thấy rằng tiêu thụ bột gừng
trong vài ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt có thể giúp giảm đau cho phụ nữ đến kỳ.
TS Eddie Fatakhov – chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Y học
Nội khoa và Tích hợp Alpharetta, bang Georgia (Mỹ),nói gừng giúp làm dịu cổ họng
và giảm buồn nôn.
Tính vị Gừng theo đông y
Gừng có vị cay, tính ấm quy vào kinh phế, tỳ, vị, tác dụng giúp làm ấm phế, giảm ho, tăng tiết mồ hôi và giảm nôn.
Gừng tính nóng nên thích hợp dùng cho người cảm mạo, phong hàn, vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa…
Tác dụng của Gừng
- Giúp chống viêm và giảm buồn nôn.
- Hỗ trợ kích thích tiêu hóa và giúp khử độc.
- Hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm da.
- Hỗ trợ giúp tăng huyết áp và làm đẹp da.
- Hỗ trợ giúp giảm đau và hỗ trợ trị đại tiện ra máu.
- Hỗ trợ làm ấm bụng và tẩy độc đường ruột.
- Hỗ trợ trị ho và trị cảm lạnh.
Một số bài thuốc về Củ Gừng
Trị cảm mạo phong hàn:
Gừng 5 lát, Tử tô diệp 1 lượng. Sắc nước uống.
Trị ho đàm lạnh:
Gừng 2 lượng, Dương đường (đường kẹo mạch nha) 1 lượng. Nước
3 chén, sắc còn nửa chén, ấm và thong thả uống.
Trị rét lạnh thời hành:
Gừng 4 lượng, Bạch truật 2 lượng, Thảo quả nhân 1 lượng. Nước 5 chén to, sắc đến 2 chén, lúc chưa phát uống sớm.
Trị đầu hói:
Gừng giã nát, làm nóng, đắp lên đầu, độ 2, 3 lần.
Chữa ngoại cảm, bụng trướng đầy, nôn mửa, ho:
Gừng tươi rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu trắng, mỗi ngày
dùng 2-5ml xoa vào bụng.
Dùng trị ho:
Dùng gừng phối hợp với Chanh quả, củ Sả, mỗi thứ 10g, thái
nhỏ ngâm với 5g muối và xirô đơn (vừa đủ 100ml) trong 3 ngày rồi dùng vải vắt
kiệt lấy nước, đựng trong lọ kín. Dùng uống trị ho, ngày 2 lần, mỗi lần 1-2
thìa canh. Trẻ em dùng bằng nửa liều người lớn.
Lưu ý sử dụng Gừng:
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
Chống chỉ định dùng gừng cho người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt. Trong trường hợp đi nắng về bị say nắng, say nóng tuyệt đối không được dùng gừng.
Không dùng vị thuốc này khi âm suy kìm vượng nhiệt bên
trong.