Cây Bạch cập là gì?

Cây Bạch cập trong dân gian có nhiều tên gọi khác như Bạch cấp, bạch căn, cam căn, liên cập thảo, hát tất đa, võng lạt đa, nhược lan lan hoa, từ lan, trúc túc giao và nhiều tên gọi khác, dù nhiều tên gọi dân gian vậy nhưng vẫn chỉ có một tên gọi khoa học là Bletia hyacinthine R.Br.ex Ait, thuộc họ Lan (Orchidaceae).

Đây là 1 loại cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 0.9m, mọc hoang và được trồng ở vùng đất ẩm mát, có thân rễ chia thành nhánh hình cầu, dẹt, xếp thành chuỗi lá dài có bẹ mọc ốp vào nhau thành 2 dãy, trên thân rễ có vẩy. Lá mọc từ rễ lên, chứng 3 – 5 lá hình mác dài từ 18 – 40cm, rộng 2.5 – 5cm trên có nhiều lớp nhăn dọc. Vào đầu mùa hạ, ở đầu cành nở hoa màu đỏ tía rất đẹp mắt. Quả hình thoi 6 cạnh.

Cây Bạch cập, Công dụng gì, ứng dụng trong y học ra sao?
Cây Bạch cập, Công dụng gì, ứng dụng trong y học ra sao?

Vùng phân bố Bạch cập

Cây Bạch cập mọc hoang ở nhiều vùng trên nước ta có thể kể đến như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang,… .

Bộ phận dùng làm thuốc

Xem thêm

Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch cập (Rhizoma Bletillae).

Thân rễ Bạch cập được thu hái chủ yếu vào tháng 2 hoặc tháng 8, đây là các tháng dược liệu chứa hàm lượng dược chất lớn nhất. Tuy nhiên không phải cây nào cũng có thể thu hái, mà chỉ lựa những cây đã mọc được 2 – 3 năm thì mới có thể thu được hàm lượng dược chất mong muốn.

Rễ được đem về rửa sạch loại bỏ vảy và rễ con bên ngoài, sây với nhiệt độ vừa phải cho đến khi khô hẳn.

Thành phần hóa học Bạch cập

Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học cho biết trong cây Bạch cập có 55% chất nhầy, 1 ít tinh dầu và glycogen.

Theo Trung dược học, trong rễ tươi của bạch cập có: 30% tinh bột, 1,5% Glucose, 15% tinh dầu, chất nhầy, nước.

Theo những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, bạch cập có: 50% chất nhầy, 1 lượng nhỏ tinh dầu, Glycogen.

Tác dụng – công dụng chung của cây Bạch cập:

Chữa lao, ho ra máu, chảy máu cam, đi ngoài ra máu, chấn thương chảy máu, dùng ngoài đắp lên những mụn nhọt sưng tấy, ngọt độc, bỏng lửa.

Theo đông y:

Bạch cập vị đắng, tính bình, khi uống vào sẽ đi vào phế kinh, phế thận, vị can có tác dụng bổ phế, sinh cơ, hoá ứ, cầm máu, dùng trong những trường hợp thổ ra máu, máu cam, chữa tà khí vào dạ dày, chứng huyết lỵ, nhiệt sang lâu khỏi.

Cách dùng và liều dùng: ngày dùng từ 4 – 12g dùng dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.

Một số nghiên cứu khoa học về cây Bạch cập:

Nghiên cứu thu được, Bạch cập có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu của thỏ, gia nhanh tốc độ lắng máu. Chích dịch nhầy Bạch cập vào tĩnh mạch chủ dưới của ếch, quan sát thấy hồng cầu ngưng kết trong mạch máu ngoại vi hình thành máu khối có tác dụng bịt những mạch máu bị tổn thương mà không gây tắc các mạch lớn. Bạch cập ít gây kích thích tại chỗ, những huyết khối do Bạch cập gây nên sẽ tự động tiêu trong vòng 5 ngày. Người ta cắt ngang đùi thỏ, kẹp các động mạch lớn lại rồi đắp nước Bạch cập lên, máu ngừng chảy. Tác dụng cầm máu của Bạch cập có liên quan đến thành phần chất nhầy ( theo Trung Dược Học).

Đã thực nghiệm thử trên chó gây mê, thực nghiệm chọc thủng nhân tạo dạ dày và tá tràng mỗi chỗ một lỗ đường kính 1cm, bơm vào 9g bột Bạch cập, sau 15 giây, bột Bạch cập lấp kín, 40 giây sau hình thành một màng phủ kín lỗ thủng. Tuy nhiên, trong trường hợp đã cho chó ăn no và lỗ thủng to thì dược liệu này không có tác dụng ( theo Trung Dược Học).

Bột Bạch Cập được dùng trong 69 cas loét xuất huyết. Trong tất cả các trường hợp này máu đều được cầm lại (trung bình 5-6 ngày). Bột Bạch Cập được dùng trong nhiều trường hợp loét và lủng. Trong 1 lô 29 trường hợp thì 23 cas khỏi, 1 cas phải mổ, 4 cas khác chết (1 cas bị sốc xuất huyết khi đang điều trị, 3 cas khác bị rủi ro). Điều này cho thấy Bạch Cập Bạch Cập được dùng điều trị những cas chọn lọc về loét dạ dầy tá tràng.

Một số bài thuốc chữa bệnh có Cây Bạch cập:

Bài thuốc làm đẹp với bạch cập:

Chuẩn bị nghiên liệu: 15g bạch cập + 30g bạch chỉ + 30g bạch liễm + 30g bạch truật + 9g bạch phụ tử + 9g bạch linh (bỏ vỏ) + 9g bạch tế tân. Sây khô, tán bột mịn, thêm lòng trắng trứng tạo hỗn dịch đặc, nặn thành viên tròn nhỏ. Khi dùng hòa với một ít nước ấm tạo hỗn hộp sẹt bôi lên mặt một lớp mỏng, để khoảng 60 phút thì rửa lại với nước sạch. Sử dụng đều sẽ có công dụng khu phong hoạt huyết, làm mềm và trắng da, phòng chống các vết nhăn trên mặt.

Chữa ho ra máu nhẹ:

 63g bạch cập + 12g lá tỳ bà + 20g ngó sen + 12g a giao chiêu thêm nước vào bắc bếp đun sôi còn ấm để uống, mỗi lần uống 8g, uống 2 lần/ngày.

Đột nhiên thấy đờm vàng đặc, đờm lẫn máu, khái thấu, khát nước, mặt đỏ, mạch phù do tích nhiệt nghịch lên:

8g hoàng cầm  + tiêu sơn chi, sinh trắc bá, tang bạch bì mỗi vị 9g + 10g bạch cập, sinh đại hoàng + 20g bạch mao căn + 30g sinh đại giả thạch. Cho tất cả vào sắc chung với nước để uống.

Đổ máu cam:

Bạch cập tán nhỏ, hoà với nước, đắp lên sống mũi và uống. Ngày uống 1 đến 3g.

Chữa ho lao có đờm:

Lấy 6 phần Bạch cập + tam thất 4 phần cho nghiền thành bột mịn, chiêu với nước đun sôi còn ấm, mỗi lần uống 4g, uống duy trì 2 lần/ngày.

Chữa ngực đau nói, tâm phiền, phát nhiệt, miệng khô, họng khát:

Bạch cập, tang diệt, trắc bách diệp, a giao mỗi vị 10g + ngẫu tiết, sinh địa, bách bộ, tử uy, tỳ bà diệp mỗi vị cân lấy 12g + 3g tam thất bột, cho tất cả vào sắc lấy nước uống. 

Vết thương do đâm chém:

Bạch cập 20g, thạch cao 20g. Hai vị tán nhỏ, trộn đều, rắc lên vết thương rất chóng hàn miệng.

Chữa ho ra máu nặng:

8g bạch cập + 32g thục địa + 16g sơn thù + 16g hoài sơn + 12g trạch tả + 12g đan bì + 12g phục linh + 12g mạch môn + 16g a sao (sao phồng) + 8g bồ hoàng + 8g địa du + 4g ngũ vị tử, tất cả cho vào sắc chung lấy nước uống vào lúc đói nhất.

Chữa ung phổi ho ra máu:

12g bạch cập + 6g xuyên bối mẫu + 12g bách hợp + 20g ý dĩ + 12g phục linh cho sắc chung, uống mỗi ngày 1 thang tới khi khỏi hẳn.

Bài thuốc chữa sa dạ con

Cân lấy một lương bạch cập, xuyên ô bằng nhau, nghiền nhỏ, cho khoảng 4g hỗn hợp này gói vào lụa. Sau đó đút vào âm hộ chừng 1 ngón tay, khi thấy cảm giác nóng trong bụng dưới thì rút ra, sử dụng 1 lần/ngày để thấy hiệu quả.

Chữa bỏng lửa:

Bạch cập tán nhỏ, hoà với dầu vừng bôi lên.

Chữa phế hư khạc ra máu:

15g bạch cập + 50g thị bính (quả hồng bỏ vỏ hạt) thái miếng mỏng + 50g gạo tẻ thêm vào một ít mật ong. Dùng hồng và gạo hầm thành cháo, cho bạch cập vào khuấy đều rồi cho thêm một ít mật ong, và một số gia vị sao cho vừa miệng. Ăn khi còn nóng, ăn 2 lần/ngày, liên tục 10 ngày sẽ thấy kết quả.

Lưu ý:

  • Không dùng khi phế có thực hoả ngoại tà cực thịnh.
  • Không dùng bạch cập cho các trường hợp: Ung nhọt đã vỡ, không dùng với các thuốc có vị đắng, tính hàn, không dùng bạch cập với ô đầu, phụ tử
  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

Xem thêm: Cỏ nhọ nồi!