Cây tiêm diệp là gì?

Cây tiêm diệp là một loại cây nhỏ cao chừng 1m, lá kép lông chim nhẵn, cuống lá ngắn và mỗi nhánh lá gồm 5-8 đôi. Phiến lá chét về phía cuống hơi không đối xứng. Hoa của Tiêm diệp có màu vàng, mọc thành chum ở kẽ lá, thường có 6-14 cánh hoa. Quả đậu có hình túi, khi quả còn non có lông trắng mềm, thường quả của cây có chiều dài khoảng 4-6cm, rộng từ 1-17cm. Đặc điểm cây tiêm diệp có hình dạng gần giống cây thảo quyết minh nên có nhiều người thường nhầm lẫn.

Cây Tiêm diệp có tên khoa học là Cassia angustifolia Vahl, Cassia acutifolia Delile thuộc họ Vang Caesalpiniaceae và thường được biết với các tên khác như Hiệp Diệp, Phan tả diệp.

Cây tiêm diệp được phân bố ở đâu?

Tiêm diệp có mặt tại Ả Rập từ thế kỷ 9 và đã được dùng làm thuốc, sau đến thời kỳ cận đại mới truyền vào Trung Quốc. Cây tiêm diệp mọc hoang và trồng nhiều ở các nước nhiệt đới Châu Phi, Ấn Độ, vùng Ai Cập và mọc tại dọc sông Nile, sau này được mang giống về trồng ở Việt Nam. Tuy nhiên ở nước ta số lượng cây này rất ít nên thường nhập từ nước ngoài về là nhiều.

Cây tiêm diệp, Công dụng, Dược chất, Bài thuốc đông y?
Cây tiêm diệp, Công dụng, Dược chất, Bài thuốc đông y?

Bộ phận dùng làm thuốc:

Bộ phận thường được dùng làm thuốc và chứa nhiều dược chất nhất là lá của cây tiêm diệp, ngoài ra người ta còn có thể dùng quả để làm thuốc, nhưng hiệu quả không bằng lá.

Thành phần hóa học của cây Tiêm Diệp?

Theo phân tích của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trong cây Tiêm Diệp có chứa antraglucozit với tỷ lệ từ 1-1,5% antraglucozit toàn bộ, biểu thị bằng emodin trong đó trên 90% ở dạng kết hợp. Các thành phần chủ yếu là Xenozit A (sennozid A) và xenozit B tức là chất dihydro direin anthron glucozit. Ngoài ra, một chất thứ ba đã được xác định là aloe.emođin tự do và rein. Những chất khác là kaempferola C10H6O2(OH)4 và izoramnetin, Xenozit A.

Tác dụng dược lý:

Tiêm diệp có tác dụng nhuận tràng hoặc tẩy mạnh. Tác dụng tẩy kéo dài 1-2 ngày, sau đó không bị táo lại. Tác dụng tẩy có thể xuất hiện sau 1-5 giờ. Khi dùng liều cao, tác dụng lên cả cơ trơn của bàng quang và tử cung, vậy nên phải thận trọng khi dùng cho người có thai hay viêm bàng quang, viêm tử cung. Antraglucozit bài tiết qua nước tiểu và sữa, con bú mẹ đã dùng tiêm diệp có thể cũng đi ỉa lỏng. Tùy theo loại tiêm diệp, có khi thấy đau bụng mạnh, người ta cho rằng nguyên nhân gây đau bụng là do một chất men. Khi ngâm lá phan tả diệp trong 24 giờ trước với 4 phần rượu 950, tính chất gây đau bụng có giảm bớt nhưng đồng thời tác dụng tẩy cũng bị giảm.

Theo đông y:

Tiêm diệp có vị ngọt đắng, tính hàn, qui vào kinh đại tràng, tác dụng giúp tiêu tích trệ, thông đại tiện. Chữa ăn uống không tiêu, bụng ngực đầy trướng, táo bón.

Tác dụng của Tiêm Diệp?

  • Hỗ trợ điều trị táo bón, nhuận tràng.
  • Hỗ trợ tăng cường khả năng tẩy độc trong gan và hỗ trợ hạ men gan.
  • Hỗ trợ lọc máu và giảm tình trạng xơ gan.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư gan và xơ gan.
  • Tác dụng giúp tẩy ruột.

Những bài thuốc về cây tiêm diệp?

Làm thuốc hỗ trợ tiêu hóa:

Ngày dùng 1 -2g, nhuận tràng với liều 3-4g, tẩy mạnh với liều 5-7g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha.

Hỗ trợ điều trị táo bón:

Phan tả diệp 6g, chỉ thực 6g, hậu phác 9g, sắc uống; hỗ trợ điều trị táo bón do nhiệt tích.

Cách khác: Tiêm diệp 4 – 6g, đại hoàng 9g, trần bì 4g, hoàng liên 3g, đinh hương, sinh khương đều 3g, sắc uống, Hỗ trợ điều trị táo do thực tích.

Giúp chức năng ruột hồi phục nhanh sau phẫu thuật:

Dùng tiêm diệp 4g, hãm nước sôi uống.

Tẩy ruột trước khi mổ vùng hậu môn:

Chiều hôm trước phẫu thuật nhịn ăn, 3 giờ chiều hãm nước sôi Phan tả diệp 10g uống.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Người cơ thể yếu, phụ nữ có thai, thời kỳ kinh nguyệt, đang cho con bú, dùng thận trọng. Dùng quá liều có thể gây đau bụng, buồn nôn, nôn.