Xem thêmThân rễ cây Đại hoàng(Rhizoma Rhei). Thu hoạch
vào cuối thu, khi lá khô héo hoặc mùa xuân năm sau, trước khi cây nảy mầm. Đao
lấy thân rễ, loại bỏ rễ tua nhỏ, cạo vỏ ngoài, thái lát hoặc cắt đoạn, xuyên
dây thành chuỗi, phơi khô.
Thành phần hóa học:
Thành phần hóa học chính của Đại hoàng là
Anthraquinon 3 – 5%, tanin 5 -12%.
Tác dụng – công dụng chung của cây Đại hoàng:
Chất anthraquinon có trong cây Đại hoàng có
tác dụng lên đại tràng, làm giảm tái hấp thu nước bằng cách tăng tiết dịch và
tăng nhu động ruột. Dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, nhuận tẩy.
Theo đông y:
Theo sách ghi của đông y, đại hoàng có vị đắng, tính hàn, đi
vào các kinh tỳ, vị, đại tràng, tâm bào và can. Qua chế biến, tính vị của đại
hoàng sẽ có chút thay đổi. Khi chích giấm, vị của nó hơi chua, vào kinh can để
tăng tác dụng lợi mật; chế với mật ong thì có vị hơi ngọt, tăng tác dụng vào tỳ
vị…; sao cháy tăng tác dụng cầm máu. Đại hoàng có công năng thanh tràng thông
tiện, tả hỏa giải độc, trục ứ thông kinh.
Các liều dùng của Đại hoàng:
- Liều nhỏ (0,05 – 0,1
g/ngày): thuốc bỏ giúp tiêu hóa.
- Liều vừa (0,1 – 0,15 g/ngày): thuốc nhuận tràng.
- Liều cao (0,5 – 2 g/ngày):
thuốc xổ.
Dùng dưới dạng sắc hoặc hãm.
Một số nghiên cứu khoa học về cây Đại hoàng:
Trong Đại hoàng có chứa thành phần là Anth raquinone – đây là chất có khả năng tác động lên đường tiêu hóa gây tiêu chảy. Chủ yếu tác động lên đại tràng trường, làm cho trương lực của đoạn giữa và cuối đại trường tăng, nhu động ruột tăng, nhưng không trở ngại cho việc hấp thu chất dinh dưỡng của tiểu trường. Nhưng trong Đại hoàng có chất Tanin vì thế sau khi tiêu chảy thường hay có táo bón. Hoặc liều nhỏ ( ít hơn 0, 3g/kg) cũng có thể gây táo bón (Chinese Hebral Medicine).
Nước sắc từ Đại hoàng làm tăng co bóp túi mật,
giãn cơ vòng Oddi khiến mật bài tiết (Trung Dược Học) có tác dụng lợi tiểu, bảo
vệ gan và giảm Cholesterol máu đối với thỏ bị gây cao Cholesterol và cho uống
thuốc. Tuy nhiên khi thực nghiệm với chó bình thường thì không có tác dụng
(Chinese Hebral Medicine).
Đại hoàng có chứa thành phần ức chế vi khuẩn,
là dẫn chất của Anthraquinone có tác dụng kháng khuẩn rộng, chủ yếu đối với tụ
cầu, liên cầu, song cầu khuẩn lậu, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn thương hàn,
phó thương hàn, kiết lỵ. Còn có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh và virút
cúm (Trung Dược Học).
Nước sắc Đại hoàng cho chó gây mê uống thấy
có hiện tượng huyết áp hạ. Liều nhỏ của Đại hoàng kích thích tim ếch, liều lớn
ngược lại, có tác dụng ức chế (Trung Dược Học).
Thành phần Emodin và Rhein có trong dược liệu
có khả năng ức chế trực tiếp lên sự sinh trưởng của tế bào ung thư của
Melanoma, ung thư vú và ung thưgan kèm trướng nước ở bụng nơi chuột (Chinese
Hebral Medicine).
Ngoài ra, chúng còn chứa thành phần
Chrysophanol, nó có tác dụng cầm máu, rút ngắn thờỉ gian đông máu, làm giảm
tính thẩm thấu của mao mạch, cải thiện độ bền của thành mạch, làm tăng
Fibrinogene trong máu, làm tăng co thắt mạch máu, kích thích tủy xương tạo tiểu
cầu, nhờ đó làm tăng nhanh thời gian đông máu.
Một số bài thuốc có cây Đại hoàng:
Trị kinh nguyệt bế tích; sau đẻ máu xấu bị ứ tích, gây đau
bụng; ngã, chấn thương ứ huyết sưng đau:
Đại hoàng 9g + ngưu tất, ích mẫu, mỗi vị
12g. Sắc lấy nước uống.
Vị tràng thực nhiệt dẫn đến đại tràng bí kết, táo bón nặng,
thậm chí có khi dẫn đến sốt cao, nói mê sảng, phát cuồng:
Đại hoàng (sao vàng), hậu phác mỗi vị 9g +
mang tiêu (natrium sulfuricum) 15g + chỉ thực 6g (sao vàng xém cạnh). Cho tất cả
các vị vào sắc lấy nước uống,duy trì sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 thang, chia làm
2-3 lần, uống trước bữa ăn khi thuốc còn ấm. Uống liền vài ngày tới khi hết táo
bón.
Trị nôn ra máu, chảy máu cam, trĩ ra máu, màng kết hợp
sung huyết, sung huyết não, lợi bị sưng phù:
Đại hoàng (sao cháy); hoàng cầm, hoàng
liên, mỗi vị cân lấy 12g. Sắc uống, mỗi ngày 1 thang, chia làm 2-3 lần trước bữa
ăn. Uống liền nhiều ngày tới khi các triệu chứng giảm.
Người bị táo bón mạn tính, táo bón do nghề nghiệp:
Đại hoàng (sao vàng) 45g + đào nhân 20g + mộc
hương, chỉ thực, sài hồ, cam thảo, mỗi vị 15g. Các vị đi phơi khô nghiền thành
bột mịn, thêm lượng mật ong vừa đủ làm thành viên hoàn, chia làm 2 lần uống
sáng và tối, mỗi lần dùng khoảng 6g.
Hoặc để dễ dàng sử dụng, bạn có thể làm
thành viên hoàn, uống ngày 1 lần 9g với nước hãm chỉ thực hoặc chỉ xác.
Trong đông y, để tăng nhu động ruột và làm
cho đại tiện thông suốt thì đại hoàng thường được dùng kèm với chỉ thực, hoặc
chỉ xác: đại hoàng phi chỉ xác bất thông; có nghĩa là đại hoàng làm phân nát
ra, song để tống ra ngoài cần phải có chỉ thực hoặc chỉ xác, là những vị thuốc
có tác dụng làm tăng nhu động ruột.
Trường hợp táo bón nhẹ hoặc táo bón ở những người sức khỏe
yếu, người cao tuổi, phụ nữ sau sinh:
Đại hoàng (sao vàng), hậu phác, mỗi vị 9g +
chỉ thực hoặc đại hoàng cân lấy 6g + hỏa ma nhân 15g. Sắc uống ngày 1 thang,
chia làm 2-3 lần uống, uống trước bữa ăn, khi thuốc còn ấm. Uống liền vài ngày
tới khi hết táo bón.
Lưu ý:
- Dùng lâu bị táo do tanin tích lũy.
- Khi dùng đại hoàng
trị táo bón không nên dùng thời gian dài, sẽ gây táo bón trở lại; vì trong đại
hoàng ngoài các chất gây tẩy còn có các chất tanin gây sáp trường, săn se niêm
mạc ruột.
- Thảo dược này có thể tương
tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn
nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây
sen.
- Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối
không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy
thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.
Xem thêm: Cây hoàng liên chân gà!