Cây Hoàng liên chân gà là gì

Cây Hoàng liên chân gà được gọi tắt là Hoàng liên. Hoàng liên chân gà có tên khoa học là: Coptis chinensis, coptis teeta, Coptis teetoides, Coptis quinquesecta đây đều là các giống cây thuộc họ Hoàng liên – tên danh pháp khoa học là Râunculaceae.

Đặc điểm cây hoàng liên chân gà

Hoàng liên là cây thân thảo, sống nhiều năm, cao chừng 15 – 35 cm, thân mọc thẳng, phía trên phân nhánh, có nhiều rễ nhỏ. Lá mọc so le, mọc từ thân rễ lên, có cuống dài 6 – 12 cm. Phiến lá gồm 3-  5 lá chét mỗi lá chét lại chia thành nhiều thùy mép có răng cưa.

Mùa xuân sinh trục dài chừng 10 – 12 cm trên chia làm 2 hoặc nhiều nhánh mang 3 – 8 hoa. Có 5 lá đài màu vàng lục, cánh hoa hình mũi mác dài bằng ½ lá đài, có nhiều nhị dài gần bằng cánh hoa, có nhiều lá noãn rời nhau. Qủa đại có cuống, trong chứa 7 – 8 hạt màu xám. Thời kỳ nở hoa vào tháng 2 – 4 và quả có từ tháng 3 đến tháng 6.

Cây Hoàng liên chân gà, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Cây Hoàng liên chân gà, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Phân bố Hoàng liên chân gà

Tại Việt Nam, loài này phân bố chủ yếu ở các vùng phía Bắc như ở huyện Sa Pa (Lào Cai) và huyện Quản Bạ (Hà Giang). Loài Coptis quinquesecta Wang. ở huyện Sa Pa (Lào Cai).

Bộ phận dùng Hoàng liên chân gà

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Hoàng liên chân gà là thân rễ (Rhizoma Coptidis). Đào lấy thân rễ già, rửa thật nhanh cho sạch đất cát, cắt bỏ rễ con và gốc thân, phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học Hoàng liên chân gà

Thân rễ của Hoàng liên chân gà có chứa alcaloid (5 – 8%) trong đó chủ yếu là berberin, tinh bột, acid hữu cơ,… .

Củ Hoàng liên có tác dụng gì

Củ Hoàng liên có công dụng chữa lỵ amid, lỵ trực khuẩn, viêm dạ dày ruột, đau mắt đỏ (viêm kết mạc viêm tai giữa có mủ, chữa bệnh sốt nóng nhiều, vật vã mất ngủ; chữa bệnh trĩ, thổ huyết, chảy máu cam, chữa mụn nhọt có mủ, nhiễm khuẩn; thường kết hợp với một số vị thuốc khác. Berberin được dùng để chữa lỵ, ỉa chảy, nhiễm khuẩn do tụ cầu, liên cầu,… .

Hoàng liên chân gà theo đông y

Trong y học cổ truyền, hoàng liên là vị thuốc có vị đắng; tính hàn; quy các kinh tâm, tỳ, vị. Có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, chủ trị các chứng tâm hỏa, lị, sang giới, tâm thận bất giao… 

Thân rễ Hoàng liên chân gà ngày dùng 2 = 12 g, dùng dưới dạng thuốc sắc.

Berberin clorid ngày uống 0,2 – 0,4 g chia làm 2 – 3 lần (viên 50mg và 10 mg).

Một số nghiên cứu khoa học về cây Hoàng liên chân gà

Năm 1998, nhóm nghiên cứu ở Hàn Quốc của Bae EA đã đánh giá nước sắc của hoàng liên làm giảm 16% hoạt tính men urease và ức chế mạnh sự phát triển của Helicobacter pylori, đồng thời có phổ kháng khuẩn rộng đối với một số chủng gram (+) và gram (-), gây ức chế một số vi khuẩn tùy theo độ pha loãng khác nhau cơ chế tác dụng kháng khuẩn có thể do berberin ức chế tổng hợp ARN, ADN và protein đối với vi khuẩn. Ngoài ra, hoàng liên chân gà còn có tác dụng kháng nấm và kháng virut.

Năm 2011, Yungwui Tjong và cộng sự (Hồng Kông) đã nghiên cứu chiết xuất rễ hoàng liên có tác dụng giảm những cơn đau nội tạng trên động vật thực nghiệm, cơ chế có thể là do làm giảm hormon cholecystokinin và serotonin – là những chất làm co cơ trơn dẫn tới tăng nhu động đại tràng. Ở một nhóm nghiên cứu người Trung Quốc khác Qian Zhang và cộng sự đã dùngdịch chiết nước hoàng liên với liều 300 mg/kg cân nặng và berberin với liều 120mg/kg cân nặng để chứng minh tác dụng làm giảm tổn thương đường tiêu hóa gây ra bởi lipoposaccharose theo cơ chế làm tăng hoạt động của SOD và GSH-Px và ức chế hoạt động của TLR4 và NF-jB ở hồi tràng.

Thí nghiệm trong ống nghiệm (in vitro), berberin sulfat làm giảm tác dụng chống đông máu của heparin đối với máu chó và máu người. Dịch chiết nước hoàng liên, thí nghiệm trên chuột nhắt trắng có tác dụng hạ đường huyết. Những tác dụng này đã được Đỗ Huy Bích và cộng sự ghi chép lại trong bộ sách Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

Một số bài thuốc có cây Hoàng liên chân gà

Trị thấp nhiệt uất tích ở can đởm, mắt đỏ, mắt sưng đau, ra gió chảy nước mắt, mắt mờ:

Hoàng liên 4g (xắt vụn), ngâm sữa người, điểm vào mắt, mỗi ngày 2-3 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị lở miệng:

Hoàng liên, Ngũ vị tử, Cam thảo lấy với lượng bằng nhau, cho vào sắc lấy nước cốt ngậm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Trị nga khẩu sang:

Hoàng liên 8g, Thạch xương bồ 1 chỉ. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị sốt cao do lỵ trực trùng cấp tính, tiêu ra máu mủ:

Hoàng liên 4g + Hoàng bá, Bạch đầu ông, Tần bì, Cát căn, mỗi thứ 12g + Mộc hương 8g. Cho tất cả các vị trên vào sắc lấy nước uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị kiết lỵ:

Hoàng liên 12g, phơi khô tán thành bột, một ngày chia làm 3 lần uống với nước (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị ruột viêm, lỵ trực khuẩn:

Hoàng liên 80g + Mộc hương 20g. Đem các vị trên tán thành bột, làm thành viên hoàn, mỗi lần uống 2 – 8g, ngày dùng 2 – 3 lần với nước (Hương Liên Hoàn – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị thấp nhiệt uất tích ở can đởm, mắt đỏ, mắt sưng đau, ra gió chảy nước mắt, mắt mờ:

Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá mỗi vị 8g + Thiên hoa phấn, Chi tử, Cúc hoa, Liên kiều mỗi vị 12g + Xuyên khung, Bạc hà mỗi vị 4g. Sắc uống

Trị chứng tiêu khát đột ngột, tiểu nhiều:

Dùng Hoàng liên, Mạch môn đông, Ngũ vị tử mỗi vị với lượng bằng nhau. (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Lưu ý sử dụng Hoàng liên chân gà

  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

Xem thêm: Cây keo giậu!