Cát căn là gì?

Cát căn là dạng cây thân thân thảo leo quấn và là một trong những vị thuốc nam quý được ứng dụng nhiều trong đông y. Cát căn có thân hình trụ hoặc bán hình trụ, phần thân non có lông bám xung quanh, thân có màu xám bên trong có chứa 1 phần tinh bột.

Lá cây thuộc dạng lá kép, mọc so le với nhau và gồm 3 lá chét, lá chét có hình trứng rộng hoặc hình trái xoan, thuôn nhọn về phần đầu, mép lá nguyên hoặc chia làm 2 đến 3 thùy và có lông ở cả 2 mặt. Cuống lá kép có chiều dài từ 1,3 đến 1,6cm và lá kèm hình mác nhọn.

Hoa của cát căn có màu xanh lơ hoặc màu xanh tím, thường mọc ỏ kẽ lá thành từng chùm và có chiều dài từ 15 đến 30cm. Hoa của cát căn có mùi thơm nhẹ, lá bắc có lông, đài hoa hình vuông và có lông áp sát màu vàng, tràng hoa có cánh ngắn, nhị một bó, bầu dài gấp hai lần vòi nhụy và có lông mịn bao sung quanh.

Quả thuộc họ đậu, dẹt và có chiều dài khoảng 8 cm, thắt lại giữ các hạt, có nhiều lông màu vàng nâu bao xung quanh quả. Rễ củ mập và nạc tạo thành hình khối, có chứa nhiều tinh bột.

Cát căn có tên khoa học là Pueraria thomsoni Benth thuộc là Họ Cánh Bướm (Fabaceae) và được biết đến với các tên khác như:Sắn dây, cam cát căn, phấn cát, củ sắn dây,…

Cát căn, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!
Cát căn, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!

Phân bố:

Cát căn được mọc hoang và trồng nhiều ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á. Loại cây này thường mọc ở ven rừng, nơi ẩm hoặc theo hành lang ven suối và có mặt nhiều ở các nước như Đông Ân Độ đến Mianma, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia…Ở Việt Nam cũng trồng nhiều loại cây này và được phân bố rải rác khắp mọi miền nước ta.

Bộ phận dùng làm thuốc:

Phần chứa nhiều dược chất nhất là phần rễ của của cát căn, vì vậy phần rễ củ được sử dụng để làm thuốc. Sau khi thu hoạch phần rễ của được rửa sạch, loại bỏ tạp chất, thái lát, phơi khô hoặc sấy là có thể dùng được.

Thành phần hóa học của Cát Căn:

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thành phần chủ yếu chứa trong cát căn bao gồm: Tinh bột và các hợp chất isoflavonoid (Puerarin, Daidzein, Daidzin), Puerosid A, Puerosid B, hợp chất glucosid nhóm olean triterpen.

Những nghiên cứu khoa học về Cát Căn:

Nghiên cứu trên súc vật thực nghiệm cho thấy, nước sắc Cát Căn có tác dụng giúp giải nhiệt mạnh.

Nghiên cứu trên chuột cho thấy chất Daidzein chiết xuất từ cát căn có tác dụng giúp giãn cơ ở chuột.

Theo một nghiên cứu cho thấy chiết xuất cát căn có tác dụng làm tăng lưu lượng máu trong não người bị xơ vữa động mạch. Chất Tincture hoặc chất Puerarin của Cát căn làm tăng lưu lượng máu trong động mạch vành của chó.

Nghiên Cứu Thực Nghiệm Và Ứng Dụng lâm Sàng Vị Cát Căn Phòng trị Bệnh Tâm Phế, Bệnh Mạch Vành và Huyết Áp Cao’, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1972, 42, kết quả cho thấy nước sắc Cát căn có tác dụng đối kháng với nội kích tố thùy sau, gây phản ứng thiếu máu cơ tim cấp.

Theo trung dược học, nước sắc cát căn cho thấy thuốc có một số tác dụng đối với chứng đau thắt ngực. Kết quả cho thấy 38% có cải thiện, 42% có cải thiện điện tâm đồ.

Theo đông y:

Cát căn có vị ngọt, tính bình, không độc, quy vào kinh vị, phế, tác dụng giúp tán nhiệt, giải biểu, tuyên độc, thấu chuẩn, đồng thời có tác dụng tân dịch, chỉ khát, giải co giật, chỉ tả.

Công dụng của Cát Căn:

  • Giúp hỗ trợ làm giải độc, thanh nhiệt, sinh tân dịch, chỉ khát, chống co giật và giải biểu.
  • Hỗ trợ làm giải độc rượu.
  • Giúp hỗ trợ chữa sốt, cảm nóng, khát nước và trị phát ban sởi mới phát.
  • Hỗ trợ trị thương hàn, đau đầu và trị nhiệt độc.
  • Hỗ trợ trị nóng trong người và trị đau nhức vùng thắt lưng.
  • Giúp hỗ trợ làm giãn cơ và hỗ trợ điều trị huyết áp cao.
  • Hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ điều trị rối loạn ở động mạch vành.

Một số bài thuốc về cát căn:

Trị tổn thương gân đến nỗi ra máu:

Dùng Cát căn gĩa lấy nước uống, dùng khô thì sắc mà uống còn bã đắp nơi đau.

Trị say rượu không tỉnh:

Sử dụng Cát căn sống uống 2 thăng, đái ra thì lành.

Trị đau nhức vùng thắt lưng:

Dùng Cát căn sống nhai nuốt nước cho đến khi khỏi.

Trị uống thuốc quá liều:

Sử dụng Cát căn sống, gĩa ép lấy nước cốt uống, nếu dùng khô thì sắc uống.

Trị trúng độc các loại thuốc, ngộ độc sinh ra bứt rứt, bồn chồn, phát cuồng, nôn mửa:

Dùng Cát căn sắc uống.

Trị trẻ nhỏ nhiệt khát lâu ngày không hết:

Dùng Cát căn 20g, sắc uống.

Trị chảy máu mũi không cầm:

Sử dụng Cát căn sống, gĩa ép lấy nước uống 3 lần thì khỏi.

Trị các loại thương hàn khó phân biệt, thì chỉ dùng bài này thì trị được cả những bệnh thiên hành thời khí, làm nhức đầu, nóng sốt, mạch Hồng:

Dùng Cát căn 160g, nước lạnh 2 tô, bỏ Đậu xị một thăng, sắc còn nửa thăng thêm vào một tí gừng lại càng tốt.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Không dùng cho trường hợp Âm hư hỏa vượng, thượng thực hạ hư.

Thận trọng khi dùng cho trường hợp Âm hư, hỏa vượng hoặc sốt nóng mà sợ lạnh.