Cây Xuyên khung là cây gì?

Trong dân gian, Xuyên khung còn gọi với các tên khác là Khung cùng (Bản Kinh), Hương thảo (Ngô Phổ Bản Thảo), Sơn cúc cùng (Tả Truyền), Hồ cùng, Mã hàm khung cùng (Biệt Lục), Tước não khung, Kinh khung (Bản Thảo Đồ Kinh), Quý cùng (Trân Châu Nang),… . Tên khoa học là Ligusticum wallichii Franch, thuộc Họ Hoa tán – Umbelliferae (Apiaceae)

Cây Xuyên khung là giống cây thân thảo sống lâu năm, thân rỗng hình trụ, cao khoảng 40 – 70cm, mặt ngoài có đường gân dọc nổi rõ. Lá mọc so le, kép 2 – 3 lần, cuống lá dài phía dưới ôm lấy thân. Cụm hoa tán kép, hoa nhỏ màu trắng, quả bể hình trứng.

Phân bố:

Cây xuyên khung thường mọc trên các khu vực sườn đồi râm mát trong các khu rừng có độ cao khoảng 1.500-3.700 m so với mực nước biển. Hiện nay, giống xuyên khung được trồng tại nước ta chủ yếu là những loài di thực tới, tìm thấy ở các tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Hưng Yên hay Tam Đảo dạng mọc hoang hoặc được trồng đều có.

Cây Xuyên khung, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc đông y chữa bệnh?
Cây Xuyên khung, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc đông y chữa bệnh?

Bộ phận dùng:

Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ phơi khô của cây Xuyên khung (Rhizoma Ligustici Wallichii).

Thành phần hóa học:

Thân rễ Xuyên khung có chứa alcaloid bay hơi, tinh dầu.

Tác dụng – công dụng chung của cây Xuyên khung:

Thân rễ Xuyên khung có tác dụng giải cảm hàn, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau răng, chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng, ngực bụng đầy trướng, đau cơ, đau khớp.

Theo đông y:

Cây Xuyên khung có vị cay, đắng, hơi ngọt, tính ấm vào kinh Can, Đởm, Tam tiêu, Tâm bào có công dụng ôn trung nội hàn, bổ huyết, Sấu Can khí, bổ Can huyết, nhuận Can táo, bổ phong, nhuận táo, chỉ tả lỵ, điều hòa mạch, phá trưng kết, súc huyết, tiêu huyết ứ, khai uất, táo thấp, hoạt huyết, hành khí, khứ phong, chỉ thống chủ trị Trị đầu đau do phong hàn nhập vào não, đau nhức do hàn, khớp bị đau, co rút, phụ nữ huyết bị bế, trị các chứng hàn khí, ngực bụng đau, trúng ác khí, thình lình bị sưng đau, hông sườn đau, chân răng ra máu, trị lưng đùi mỏi yếu, bán thân bất toại, nhau thai không ra, bụng đau do lạnh, trị phong hàn, đầu đau, chóng mặt, hông sườn đau, bụng đau, đau nhức do hàn, kinh bế, sinh khó, sinh xong huyết bị ứ gây đau, mụn nhọt, trị Can kinh bất điều, kinh bế, hành kinh bụng đau, trưng hà, bụng đau,ngực sườn đau như kim đâm, té ngã sưng đau, đầu đau, phong thấp đau nhức, trị kinh nguyệt rối loạn, kinh bế, hành kinh bụng đau, sinh khó, sau khi sinh bụng đau, ngực sườn đau tức, tay chân tê dại, mụn nhọt đau nhức, chấn thương té ngã, đầu đau, phong thấp tý.

Dùng với liều từ 4 – 12g dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các loại thuốc khác.

Một số nghiên cứu khoa học về cây Xuyên khung:

Nghiên cứu cho thấy xuyên khung có tác dụng ức chế đối với một số loại vi khuẩn gây bệnh như thương hàn, vi khuẩn tả hay Shigella sonnei. Điều này cho thấy dược liệu có tính kháng khuẩn, kháng sinh.

Đối với hệ thần kinh, xuyên khung có tác dụng an thần, gây ngủ khi thử nghiệm trên chuột. Ở hệ tim mạch, dược liệu này có tác dụng làm tăng co bóp hoặc giảm nhịp tim ở ếch, cóc, kích thích lưu thông tuần hoàn máu não và làm hạ huyết áp kéo dài do tác dụng của chất Ancaloid. 

Ngoài ra xuyên khung còn thể hiện khả năng chống đông máu, làm ngưng tập tiểu cầu và ức chế co bóp tử cung.

Cây xuyên khung
Cây xuyên khung

Một số bài thuốc có chứa cây Xuyên khung:

Trị u nhọt

Xuyên khung nghiền thành bột mịn trộn với cam phấn và một ít dầu mè. Thoa hỗn hợp vào khu vực bị mụn nhọt giúp giảm sưng đau.

Trị sưng đỏ mắt, hạ sốt cho trẻ em

Xuyên khung, bạc hà, huyền minh phàn mỗi vị lấy 6g. Cho tất cả các vị vào nghiền thành bột mịn, lấy một ít bột thuốc cho trẻ hít vào mũi.

Chữa chảy máu tử cung

25g xuyên khung thêm vào khoảng 30ml rượu trắng và 250ml nước lọc, tiếp tục để ngâm trong 60 phút, rồi bắc bếp tiềm hỗn hợp trên với lửa nhỏ. Chắt lấy nước chia làm 2 lần uống. Sử vài ngày khi đã cầm được máu thì giảm liều xuống và tiếp tục duy trì dùng trong 8 – 12 ngày để trị khỏi bệnh.

Chữa hậu sản, huyết khối tĩnh mạch:

20g xuyên khung + 40g tần quy + 8g giả tô (kinh giới) đem đi sao đen. Đem tất cả các vị đi sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang.

Chữa đau bụng trong những ngày hành kinh

8g xuyên khung + vân quy, bạch thược mỗi vị 10g + thoát hạch nhân, hồng hoa mỗi vị 6g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang trong kì hành kinh để giảm cơn đau.

Chữa đau nửa đầu

Bài 1:  Xuyên khung đi nghiền thành bột mịn, mỗi lần dùng thì lấy 6g bột hòa với nước sôi và một ít rượu rồi uống. Mỗi ngày dùng 2 – 3 lần.

Bài 2: Xuyên khung tán bột. Khi dùng lấy 4 – 6g pha với nước chè, uống ngày 2 lần.

Trị đau đầu ở phụ nữ sau sinh

Xuyên khung, thiên thai ô dược mỗi vị lấy 6g. Nghiền bột, uống chung với nước ép từ cây hành

Trị chứng chóng mặt, hoa mắt

Xuyên khung và hòe tử mỗi vị cân lấy 31g. Đem cả 2 nghiền nhỏ. Mỗi lần lấy 9g uống chung với nước trà.

Điều trị đau nhức toàn thân

Xuyên khung, bạc hà mỗi vị lấy 6g + tế tân, cam thảo mỗi vị 4g + phòng phong, kinh giới, bạch chỉ mỗi vị 12g. Cho tất cả vào sắc lấy nước uống thay nước trà hàng ngày.

Trị căng tức ngực sườn

Bài 1: Cân lấy 8 – 10g xuyên khung, mã kế, củ gấu, lục khúc, tiên chi (sao), đem đi tán thuốc thành bột uống với nước ấm ngày 1 lần.

Bài 2: Hồng hoa và xuyên khung mỗi vị lấy 6g + chỉ xác, quy vĩ mỗi vị lấy 10g + hương phụ, đào nhân, thanh bì mỗi vị lấy 8g. Cho tất cả vào sắc với nửa nước nửa rượu uống 3 – 4 lần trong ngày.

Chữa nhức đầu, phong nhiệt

8g trà diệp + 4g xuyên khung. Thêm vào 200ml nước sắc uống chia làm 3 lần uống trong ngày

Chữa chóng mặt, nhức đầu, đổ nhiều mồ hôi, ngực ứ đàm ẩm

640g xuyên khung + 160g thần thảo, tán thành bột mịn, thêm lượng mật ong vừa đủ tạo thành viên hoàn. Mỗi lần uống 8 – 12g cùng nước trà

Trị nôn ói, ứ nước ở bụng, hông sườn trướng

Xuyên khung, tam lăng cân mỗi vị 40g. Tán thành bột mịn. Khi dùng lấy 8g uống cùng nước sắc thông bạch.

Lưu ý:

  • Không dùng đối với các trường hợp: âm hư hỏa vượng, thượng thực hạ hư mà khí hư, khí thăng, đờm suyễn, bệnh thượng thực hạ hư, âm hư hỏa vượng, nôn mửa, ho, mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, họng khô, miệng khô, phát sốt, phát khát, phiền táo, bụng đầy, tỳ hư, ăn ít, hỏa uất.
  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

Xem thêm: Cây thăng ma!