Cây tàu bay là gì?

Cây tàu bay là dạng cây thân cỏ mềm, mọc sát dưới đất, và là một vị thuốc được sử dụng để chữa bệnh trong đông y. Thân cây mọc thẳng đứng, có chiều cao trung bình từ 0,4 đến 0,5 m, ngoại cỡ có cây lên tới 1m, thân cây có rãnh, khi non có một lớp lông bao bên ngoài. Rễ cái của cây có màu trắng hoặc có màu nâu, từ rễ cái được chia ra làm các rễ con, bám chặt vào lòng đất

Lá cây to, mỏng, có hình trứng dài, mép lá có hình răng cưa to hoặc có khía cạnh, hai mặt lá có bao lông và có một mùi thơm đặc trưng từ lá cây. Ở cuống lá có cánh, bên góc của cuống lá có hai tai nhỏ, có hình dạng như lá kèn.

Cụm hoa đầu, đồng giao, mọc thành gù kép, mỗi gù con gồm 1 đến 3 đầu. Cụm hoa có màu giống hoa đào, hơi trắng, mỗi cụm hoa thường gồm nhiều lá bắc xếp lại thành 3 đến 4 hàng. Cây có hoa lưỡng tính, có hình đầu, có mào lông mịn, trắng, mềm. khi quả bé có mào lông.

Quả của cây tàu bay có hình trụ, mang một chùm lông trắng ở đỉnh.

Cây tàu bay có tên khoa học là Chromolarna odorata (L) King et Robinson thuộc họ họ cúc Asteraceac và được biết với các tên khác như: Cây bơm bớp, cải trời, cây cỏ lào, cây cộng sản, nhiều nơi còn gọi là cây cỏ hôi,….

Cây tày bay, Công dụng, Dược chất, Bài thuốc chữa bệnh!
Cây tày bay, Công dụng, Dược chất, Bài thuốc chữa bệnh!

Phân bố:

Cây tàu bay thuộc dạng cây mọc hoang, phân bố chủ yếu ở các nước Ðông Dương, Trung Quốc và một số các nước Châu Phi. Ở Việt Nam loại cây này được mọc hoang khắp nơi ở các nương rẫy, ven đường đi ở đồi, bìa rừng và ven khe suối. Được phân bố từ các tỉnh miền Bắc tới Nam, thường có nhiều hơn ở các tỉnh miền múi.

Bộ phận dùng:

Xem thêm

Phần được sử dụng chính chủ yếu lá phần lá và ngọn non của cây, có khi sử dụng cả phần rễ.

Thành phần hóa học của cây tàu bay:

Theo các nghiên cứu đã chỉ ra, thành phần có chứa trong các bộ phận của cây tàu bay bao gồm những chất chính như: Nước chiếm 93,1%, protein 2,5%, glucid 1,9%, cellulose 1,6%, dầu xuất không protein 3,75 và khoáng toàn phần 0,9%, gồm có calcium chiếm 81mg%, phosphor chiếm 25 mg%, caroten chiếm 3,4 mg%, vitamin C chiếm 10mg%, có chứa 2,65% đạm, 0,5% phospho, 2,48% các chất kalium, tinh dầu, tanin và alcaloid.

Những nghiên cứu khoa học về cây tàu bay:

Quân y viện Binh đoàn 12 (Binh đoàn Trường Sơn) dùng cao đặc cỏ tàu bay bôi chữa viêm lợi, viêm ổ răng sau mổ đạt kết quả tốt.

Viện mắt Trung ương nghiên cứu dùng lá non cỏ tàu bay làm thuốc chữa viêm giác mạc.

Theo dược điển của Ấn Độ, rau tàu bay có vị đắng, chát, chất làm se, tác dụng giải nhiệt, cầm máu, chống viêm, tiêu hóa, bệnh mắt, thuốc bổ gan, trừ đờm, giải nhiệt, hạ sốt, dịch lá trừ giun, hạ nhiệt, kích thích và lợi tiểu; rễ trừ tả. (Warner et al 1996).

Năm 2005 hai nhà nghiên cứu Yoko Aniya, Tomoyuki Koyama và các cộng sự tại Phòng thí nghiệm Dược lý phân tử, Trường Cao học Y khoa, Đại học Ryukyus, Nishihara, Okinawa, Nhật Bản đã tìm thấy khả năng bảo vệ tế bào gan của cây rau tàu bay.

Thử nghiệm được tiến hành trên chuột, kết quả nghiên cứu đã chứng minh trong cây tàu bay có chứa một hàm lượng chất chống oxy hóa mạnh, giúp chống lại nhiễm độc gan do LPS hoặc CCl4. Kết quả nghiên cứu được đăng tải công khai trên trang Thư viện y khoa quốc gia Hoa Kỳ.

Theo đông y:

Cây tàu bay có vị đắng, mùi thơm, tính bình, tác dụng giúp thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng.

Công dụng của cây tàu bay:

  • Giúp thanh can hỏa, giải độc, tiêu viêm, sát trùng
  • Hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa và giúp lợi tiểu.
  • Hỗ trợ bảo vệ các tế bào gan và hỗ trợ chống lại nhiễm độc gan.
  • Hỗ trợ điều trị bướu lành, bướu cổ.
  • Hỗ trợ điều trị u xơ, phì đại tuyến tiền liệt.
  • Hỗ trợ phòng ngừa ung thư.
  • Giúp bổ sung dưỡng chất, vitamin cho cơ thể.
  • Giúp giải nhiệt, cầm máu, chống viêm và hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Hỗ trợ giúp trừ đàm, hạ nhiệt, hạ sốt, kích thích và lợi tiểu.
  • Hỗ trợ cải thiện tốt chức năng mắt.

Một số bài thuốc về cây tàu bay:

Giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa ung thư, giải độc cơ thể:

Sử dụng rau tàu bay tươi nấu canh hàng ngày.

Điều trị bệnh bướu cổ:

Sử dụng rau tàu bay khô (30g) và cây Xạ đen khô sắc cùng với 1,2l nước và đun cạn còn 500ml rồi chia 3 lần uống trong ngày.

Điều trị phì đại tuyến tiền liệt:

Sử dụng rau tàu bay khô (30g) và náng hoa trắng từ 10-15g đun uống hàng ngày.

Giúp cầm máu, kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau:

Sử dụng cây tàu bay giã nhỏ và đắp vào vết thương.

Chữa đau xương khớp ở người lớn:

Chúng ta lấy lá của cây cỏ tàu bay rồi sắc lá lấy nước uống.

Trị ghẻ lở, bệnh ngoài da:

Sử dụng lá cây cỏ tàu giã nát rồi nấu với nước để tắm.

Chữa sốt:

Dùng rễ cây sắc lấy nước uống.

Giúp phòng đỉa, côn trùng cắn:

Giã nát lá cỏ tàu bay và xoa lên tay chân.

Dùng để chữa lỵ, tiêu chảy ở trẻ em:

Lấy lá cây tàu bay sắc lấy nước rồi cho trẻ em uống.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.