Cây Ngô thù du là gì?

Cây Ngô thù du hay còn được gọi với cái tên là Ngô vu, thù du, ngô thù. Tên khoa học là Evodia rutaecarpa (Juss) Benth, thuộc Họ Cam (tên danh pháp khoa học là Rutaceae).

Cây cao chừng 2,5 – 8m, cành màu nâu hay úa nâu, khi còn non có lông mềm dài, khi già nhẵn. Lá mọc đối, kép lông chim lẻ, cả cuống và lá dài độ 15 – 35 cm, mang 2 –  độ lá chét có cuống ngắn, phiến lá chét dài 5 – 14 cm, rộng 2,5 – 6 cm, đầu nhọn, mép nguyên, có lông màu nây, mịn ở cả 2 mặt. Hoa đơn tính, khác góc tập hợp thành tán hay chùm. Hoa màu vàng trắng, hoa cái lớn hơn hoa đực. quả hình cầu dẹt, dày 3 mm, đường kính 6 mm, thường gốm 5 mảnh vỏ, lúc chín có màu tím đỏ, trên mặt có những điểm tinh dầu.

Phân bố:

Ngô thù du phân bố nhiều ở nước ta đặc biệt là các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Cao Bằng, Lào Cai,… .

Cây Ngô thù du, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Cây Ngô thù du, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Bộ phận dùng:

Quả gần chín, phơi khô của cây (Fructus Evodiae rutaecarpae). Thu hái vào tháng 9 – 10, hái quả lúc còn đang có màu xanh hay hơi vàng xanh, chưa tách vỏ, đem về phơi hay sấy cho khô.

Thành phần hóa học:

Quả Ngô thù du có chứa nhiều tinh dầu và alkaloid.

Tác dụng – công dụng chung của cây Ngô thù du:

Ngô thù du chữa đau bụng, trướng bụng, nôn, ợ chua, ngũ canh tả; đau sườn ngực; đau vnagf gan, cước khí, đau đầu; mụn, ngứa, có nước vàng chảy ra,… .

Theo đông y:

Ngô thù du có tính ôn, vị đắng, cay, rất nhiệt và có độc, đi vào các kinh như Can, Tỳ, Vị, Thận, Đại Trường. Có tác dụng ôn trung, chỉ thống, hạ khí, trục phong tà, khai tấu lý, kiện tỳ, thông quan tiết, khai uất, hóa trệ, lý khí, táo thấp, khứ hàn, giáng nghịch, ôn tỳ, chỉ tà, khứ đờm thấp. Chủ trị nôn nghịch, nuốt chua, đầu đau do quyết âm bệnh, tạng hàn, nôn mửa, tiêu chảy, bụng trướng đau, cước khí, sán khí, miệng lở loét, răng đau, thấp chản thủy đậu.

Ngày dùng với liều từ 4 – 12 g, dạng thuốc tán hoặc sắc.

Một số nghiên cứu khoa học về cây Ngô thù du:

Nước sắc từ dược liệu Ngô thù du khi thực nghiệm in vitro trong ống nghiệm có tác dụng ức chế mạnh đối với Vibrio cholerae, 1 số bệnh ngoài da và nhiều ký sinh trùng kể cả giun đũa và Hirudo (Trung Dược Học).

Ở Nhật Bản Ngô thù du dùng trong các trường hợp giảm đau.

Ở Trung Quốc, khi thí nghiệm chích dịch chiết từ Ngô thù du vào tĩnh mạch cho thấy có tác dụng giảm đau giống chất antipyrin (Trung Dược Học).

Chất utamine, trích ly từ Rutaecarpine có tác dụng kích thích mạnh trên tử cung (Trung Dược Học).

Khi sử dụng lượng lớn Ngô thù du sẽ có khả năng gây kích thích thần kinh trung ương và có thể dẫn đến rối lọan thị giác, gây ảo giác. Độc tính của Evoxine rất thấp, liều chích tĩnh mạch gây chết (LD50) ở chuột nhắt là 135g/kg (Trung Dược Học).

Một số bài thuốc có cây Ngô thù du:

Trị đau dạ dày, đau bụng kèm theo đau ngực sườn, nôn mửa, ợ chua, miệng đắng.

Hoàng liên đem tẩm nước gừng rồi sao qua 6 phần + ngô thù du ngâm nước muối 1 phần. Đem hai dược liệu trên đi sấy khô rồi tán thành bột mịn làm thành viên hoàn, mỗi viên có khối lượng khoảng 3 g. Mỗi lần uống từ 1 – 2 viên.

Trị nôn, đau đầu, đau bụng, cước khí do hàn khí nghịch lên

Ngô thù du 5g + đảng sâm, đại táo mỗi vị cân lấy 10g + sinh khương 20g, đem tất cả các vị trên đi sắc lấy nước uống, uống khi còn ấm.

Trị chàm

Ngô thù du 40g đem sao vàng + mai mực 30g + lưu hoàng 8g. Đem tất cả các nguyên liệu tán thành bột mịn đắp lên vùng bị tổn thương.

Trị miệng lở loét:

Ngô thù du phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn, sau đó thêm lượng giấm vừa đủ vào sao cho hỗn hợp sền sệt. Đem hỗn hợp này đắp vào huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân. Để nguyên trong vòng 24 giờ hãy lấy ra.

Lưu ý:

  • Bị chàm ướt: dùng bột khô bôi trực tiếp.
  • Bị chàm khô: trộn thuốc với bột chút thầu dầu hoặc dầu mù u rồi bôi trực tiếp lên, cách ngày đắp 1 lần.

Trị đầy bụng, đau do hàn

Ngô thù du 6g + bình lang, mộc qua mỗi vị 10g đem đi sắc lấy nước uống, uống khi còn ấm.

Trị đau bụng từng cơn

Ngô thù du 4g + tiểu hồi 3g + mộc hương 5g+ xuyên luyện tử 10g, đem tất cả đi sắc lấy nước uống, uống khi còn ấm.

Trị bìu dái chảy nước, lở ngứa

Đem ngô thù du nấu lấy nước để rửa vùng da bị lở ngứa.

Lưu ý:

  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.

Xem thêm: Cây rau sam!