Cây đu đủ là gì?

Cây đu đủ là dạng cây thân thảo, sống được lâu năm, được trồng làm cây ăn quả, tuy nhiên chiết xuất từ cây này có thể dùng để chữa bệnh. Cây đu đủ thuộc dạng thân thảo to, không phân nhánh hoặc ít khi có nhánh, có chiều cao từ 3 – 10 m.

Thân cây cao và mọc thẳng đứng, thường có những vết sẹo trên thân cây do những cuống lá rụng để lại. Lá cây mọc so le trên ngọn và có phiến lá to, được chia ra làm 6 đến 9 thùy, lá của cây to, có hình chân vịt. Cuống lá dài, bên trong cuống lá rỗng có dạng ống và cuống lá có chiều dài từ 30-50cm. Hoa của đu đủ có màu trắng hoặc có màu xanh và thường được mọc ở kẽ lá thành chùy, hoa thường có cuống dài.

Hoa đực có tràng ngắn hơn hoa cái, đài nhỏ, vành to có 5 cánh. Quả của đu đủ có hình trứng, thịt quả dày, khi chưa chín quả cứng và có màu xanh, khi chín sẽ mềm, có màu vàng cam. Bên trong quả khi chín chứa nhiều hạt, hạt mọng có chứa chất nhầy xung quanh, có màu đen và hạt to giống như hạt tiêu.

Đu đủ có tên khoa học là Carica papaya thuộc Họ Đu đủ và được biết đến với các tên khác như: Thầu dầu, phiên mộc, cà lào, mắc hung, lô phong phle (tiếng campuchia), phan qua thụ,…..

Phân bố:

Cây đu đủ có nguồn gốc từ các vùng khí hậu nhiệt đới Châu Mỹ và sau đó được di thực qua các vùng khác, trong đó có Việt Nam. Cây đu đủ được phân bố ở khắp các tỉnh trong nước ta, có thể mọc hoang và được phân tán bởi các loài động vật. Ngày nay cây đu đủ này được quy hoạch và được trồng theo hướng công nghiệp với số lượng lớn.

Cây đu đủ, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!
Cây đu đủ, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!

Bộ phận dùng:

Theo các chuyên gia nghiên cứu, nhựa của cây đu đủ được dùng làm thuốc chữa bệnh, vì vậy trong bộ phận của cây như lá, rễ, thân đều chứa nhựa (mủ). Nên toàn bộ phận của cây đều có thể sử dụng để làm thuốc.

Thành phần hóa học của đu đủ:

  • Thành phần chứa trong đu đủ chín theo các nghiên cứu đã chỉ ra những thành phần chính như: 90% nước, 13% đường, carotenoit acid hữu cơ, vitamin: A, B, C, 0,9% chất béo, xenluloz (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin. Ngoài ra còn chứa các vitamin B1, B2, vitamin C, caroten (tiền vitamine A), các acid gây men, các khoáng chất như: kali (179mg), canxi, magiê, sắt và kẽm.
  • Thành phần trong đu đủ xanh bao gồm: 4% chất nhựa latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza và chất chủ yếu là papain, ngoài ra còn có chymopapain và papaya protenaza.
  • Lá đu đủ có chứa ancaloit carpain và hạt đu đủ có glucozit caricin và myrosin.

Những nghiên cứu hóa học về đu đủ:

Theo một công trình nghiên cứu của BS.TS Nam.H.Dang giáo sư Đại học Florida Mỹ đã công bố trên tạp chí dược học cho thấy, chất chiết xuất từ lá đu đủ có tác dụng tăng cường quá trình sản sinh các phân tử truyền dẫn tín hiệu chủ chốt có tên Th1-type cytokines và chỉ ra chiết xuất từ đu đủ có tác dụng giúp hỗ trợ trị ung thư.

Theo nghiên cứu của BS.TTND Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam kể, có một bệnh nhân bị ung thư phổi ở Bách Khoa nghe nói lá đu đủ chữa khỏi ung thư phổi cũng lấy đun nước uống.

Năm 2010, một nghiên cứu được hợp tác bởi đại học Florida và đại học Tokyo đã chỉ ra rằng dịch chiết nước của lá này có khả năng ức chế sự phát triển của 10 loại tế bào ung thư thử nghiệm.

Theo đông y:

Đu đủ có tính hàn, vị ngọt có mùi hơi hắc, quy vào tỳ vị, can, có tác dụng giúp làm thanh nhiệt, bổ tỳ, hỗ trợ làm mát gan, nhuận tràng, giải độc và tiêu thũng.

Công dụng của đu đủ?

  • Giúp hỗ trợ làm tăng cường hệ miễn dịch.
  • Hỗ trợ ngăn chặn sốt xuất huyết, chống sốt rét và ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn.
  • Hỗ trợ làm tăng lượng tiểu cầu trong máu.
  • Hỗ trợ chống ung thư cổ tử cung, ung thư vú, tuyến tụy, gan và ung thư phổi.
  • Giúp làm thanh nhiệt, mát gan, giải độc và nhuận tràng.
  • Giúp bổ tỳ vị và tiêu thũng.
  • Hỗ trợ làm đẹp và chăm sóc da.
  • Hỗ trợ trị đau lưng, mỏi gối và chữa đau đầu.

Một số bài thuốc từ đu đủ?

Ít ngủ, hay hồi hộp:

Đu đủ chín 100g, chuối 100g, củ cà rốt 100g. Xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.

Trị giun kim:

Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói liên tục 3 – 5 hôm.

Viêm dạ dày mãn tính:

Đu đủ 30g, táo tây 30g, mía 30g sắc uống. Ho do phế hư: Đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g hầm ăn, ngày ăn 2 lần vào trưa và tối, ăn trong 3 – 5 ngày.

Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón):

Đu đủ 30g, khoai mài (hoài sơn) 15g, sơn tra 6g, nấu cháo.

Trị đau lưng mỏi gối:

Đu đủ 30g, ngưu tất 15g, kỷ tử 10g, cam thảo 3g sắc uống.

Nhuận da, dưỡng nhan sắc, chống lão hóa:

Đu đủ chín 1 quả 0,5kg, sữa tươi 4 ly, hạt sen 20g (bỏ tim) ngâm mềm cho nở, nếu loại tươi phải bóc vỏ, táo tàu đỏ 2 quả bỏ hột, đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào bát to chưng cách thủy độ 2 giờ cho đến khi hạt sen mềm là được. Ăn nóng.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Không an toàn cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi.

Dùng nhiều đu đủ xanh có thể gây sảy thai.

Ăn quá nhiều đu đủ sẽ làm đảo lộn hệ tiêu hóa của bạn, có thể gây ra rối loạn dạ dày với các triệu chứng như là đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, bụng trướng…