Cây thương nhĩ tử là gì?

Thương nhĩ tử thuộc dạng cây thân thảo, sống quanh năm và là một trong những vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong đông y. Thân cây cao chừng 1,2m, thân có khía rãnh và có lông cứng bao bên ngoài, màu lục điểm những chấm màu nâu tím.

Lá mọc so le, hình đa giác, có thùy và phía mép lá có hình răng, có lông ngắn ở hai mặt và phần gốc lá có 3 gân tỏa ra. Cụm hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, màu lục nhạt, nở vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Cụm hoa có dạng hình đầu gồm hai loại: cụm hoa đực nhỏ ở ngọn cành, to 5-6mm; cụm hoa cái cao 11mm, có móc cong, mang 2 hoa cái trong 2 ô, tròn, không có lông mào. Quả thuộc loại quả bế kép hình trứng, có hai sừng nhọn ở dầu và phủ đầy gai góc, có vỏ, rất cứng và dai, có 2 ngăn và mỗi ngăn là 1 quả thật hình thoi dài 1,5cm.

Thương nhĩ tử có tên khoa học là Rehmannia glutinosa (Gaertn.) Libosch. ex Steud, thuộc họ Cúc (Asteraceae) và được biết đến với những tên khác như Ké đầu ngựa, Đài nhĩ thật, Ngưu sắt tử, Hồ tẩm tử, Thương lang chủng, Miên đường lang, Thương tử, Hồ thương tử, Ngạ sắt tử, Thương khỏa tử, Thương nhĩ tật lê.

Thương nhĩ tử, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!
Thương nhĩ tử, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh!

Cây thương nhĩ tử phân bố ở đâu:

Có nguồn gốc từ châu Mỹ và ngoài ra cũng có nhiều ở Trung Quốc thuộc các tỉnh như Sơn Đông, Giang Tây, Hồ Bắc, Giang Tô, sau được du nhập vào Việt Nam. Cây thuộc dạng cây mọc hoang, nên chúng phân bố từ khắp các miền Bắc, Trung, Nam, nước ta. Người ta thu hái quả chín đem phơi hay sấy khô. Còn cây có thể thu hái quanh năm.

Bộ phận dùng:

Phần được sử dụng nhiều nhất để làm thuốc là phần quả – Fructus Xanthii của cây thương nhĩ tử, ngoài ra phần cây trên mặt đất – Herba Xanthiicũng được sử dụng.

Thành phần hóa học có trong cây:

Theo trung dược học, thành phần hóa học có trong thương nhĩ tử bao gồm các thành phần chính như: Xanthostrumarin, Dầu béo, Alkaloid, Xanthanol, Protein, Vitamin C v.v…

Những nghiên cứu khoa học về cây thương nhĩ tử:

Theo nghiên cứu trên chuột lớn, chó và thỏ cho thấy Xanthostrumarin có tác dụng giáng đường huyết rõ rệt đối.

Một vài nghiên cứu cho thấy Thuốc sắc có tác dung trấn ho. Liều nhỏ có tác dụng hưng phấn hô hấp, lìều lớn có tác dụng ức chế.

Theo Y học hiện đại cũng đã chứng minh thương nhĩ tử chứa nhiều sesquiterpen lacton, vitamin C và một số chất khác có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn với tụ cầu khuẩn và một số loại nấm.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, thương nhĩ tử có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm ho, ức chế miễn dịch, chống ôxy hoá, hạ huyết áp và đường huyết, hưng phấn hô hấp và chống ung thư.

Nghiên cứu trên thỏ cho thấy, chiết xuất thương nhĩ tử có tác dụng giúp làm giãn nở đối với mạch máu trên tai thỏ.

Theo đông y:

Thương nhĩ tử có vị cay, đắng, hơi độc, quy vào kinh phế. Tác dụng giúp làm thông mũi, trừ phong thấp, giảm đau, chỉ thống, hỗ trợ trị mẩn ngứa, mề đay.

Công dụng của thương nhĩ tử:

  • Hỗ trợ điều trị viêm xoang rất hiệu quả, làm giảm viêm mũi, chảy nước mũi.
  • Hỗ trợ chữa mụn nhọt, mẩn ngứa.
  • Hỗ trợ giúp tăng cường các cơ quan nội tạng.
  • Hỗ trợ giúp bảo vệ và tăng khả năng thích nghi với những tác nhân bên ngoài môi trường.
  • Giúp kháng khuẩn, chống viêm, kháng khuẩn tụ cầu khuẩn và hỗ trợ ngăn ngừa một số nấm.
  • Giúp trừ phong thấp và giúp làm giảm đau.

Một số bài thuốc về cây thương nhĩ tử:

Chữa phong thấp, tê thấp, tay chân co rút:

Quả Ké đầu ngựa 12g giã nát sắc uống.

Chữa phong thấp đau khớp, tê dại đau buốt nửa người, hoặc chân tay lở ngứa ra mồ hôi, viêm xoang, chảy nước mũi, đau trước trán, hay đau ê ẩm trên đỉnh đầu:

Ké đầu ngựa 12g, Kinh giới, Bạch chỉ mỗi vị 8g; Xuyên khung, Thiên niện kiện mỗi vị 6g sắc uống.

Chữa phong hủi:

Sử dụng Lá Ké đầu ngựa, lá Đắng cây, lá Thầu dầu tía, củ Khúc khắc đều 12g, lá Khổ sâm, lá Hồng hoa, lá Thanh cao, Kinh giới, Xà sàng, Bạch chỉ, đều 8g, Nam sâm 8g sắc uống.

Chữa chứng phong khí mẩn ngứa:

Lá Ké đầu ngựa tán bột 8g, uống với rượu ngâm đậu đen.

Phối hợp với thuốc dùng ngoài:

Lá Ké đầu ngựa, lá Bồ hòn, lá Nghể răm, lá Thuốc bỏng, nấu nước để xông và tắm.

Chữa đau răng:

Sắc nước quả Ké (liều vừa phải) ngậm 10 phút rồi nhổ ra. Ngậm nhiều lần trong ngày. Apxe sâu: Ké đầu ngựa 50g, Thài lài 30g giã đắp.

Chữa các bệnh phong, dị ứng gan, mẩn ngứa, mày đay:

Ké đầu ngựa 15g, Kinh giới bông 10g, Muồng trâu 15g, Cỏ Mần trầu 15g, Cam thảo đất 10g, Bạc hà 10g, Cỏ hôi 10g, Bèo tai tượng 15g, Chổi đực 10g, Nghể bà 10g. Các vị hiệp chung một thang, đổ một bát nước, sắc còn 8 phần, uống ngày 1 thang

Sách Thiên kim dực phương trị đau răng:

Thương nhĩ tử 5 thăng, dùng nước 1 đấu, nấu lấy 5 thăng, nóng ngậm vậy, nguội nhổ ra, nhổ ngậm lại, không quả, thân lá cũng dùng được vậy.

Trị đinh nhọt độc (Kinh nghiệm quảng tập – Thương nhĩ tửu):

Thương nhỉ tử 5 chỉ, sao qua nghiền bột, rượu vàng quấy uống; đống thời dùng tròng trắng trứng gà thoa vào chổ bệnh, rễ đinh nhọt nhổ ra.

Lưu ý:

Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự ý bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Để biết thêm thông tin cụ thể vui lòng tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

Không sử dụng cho trường hợp đau đầu, tý thống do huyết hư.

Không dùng cùng thịt heo, thịt ngừa, nước vo gạo.

Huyết hư đau đầu không nên dùng.