Cây Qua lâu là gì?
Qua lâu là cây thân thảo leo, sống nhiều năm, thân có rãnh, tua cuốn có 2 – 3 nhánh. Lá mọc so le, phiến lá dài 5 -14cm, rộng 3 – 5cm, chia làm 3 – 5 thùy, dày, dai, mặt trên nhẵn nhá,. Cây có hoa khác gốc, chùm hoa đực dài 15cm. Lá bắc to có răng, hoa rộng 7cm, màu trắng, cánh hoa cao 2,5cm, nhị 3cm. Qủa mọng tròn, to 9 – 10cm, màu vàng cam, hạt tronfdepj, dài 11 – 16mm, rộng 7- 12mm trong có lớp vỏ lụ màu xanh.
Phân bố:
Cây phân bố chủ yếu ở những vùng núi cao, đặc biệt các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng,… .

Bộ phận dùng:
Vỏ quả qua lâu được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là qua lâu bì.
Hạt lấy ở quả già, chắc, mập, phơi hoặc sấy khô (Semen Trichosanthis). Tên thuốc là qua lâu nhân. Khi dùng đập nhẹ cho vỏ tách đôi, bỏ vỏ lấy nhân, giã nát (dùng sống) để trừ nhiệt. Có thể tẩm mật ong sao qua (bổ phế) để khỏi rát cổ (dùng chín).
Rễ qua lâu đào về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng đoạn, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, phơi hay sấy khô lấy tên thuốc là thiên hoa phấn.
Thành phần hóa học:
Hạt chứa khoảng 25% dầu, trong đó có chứa acid không no tới 66.5% và acid béo no 30%
Rễ: Gồm nhiều tinh bột và 1% chất saponozit
Tác dụng – công dụng chung của cây Qua lâu:
Chữa viêm phế quản, giãn phế quản gây ho, nhiều đờm, viêm hạch, bướu cổ, nhọt vú, nhọt trong ruột; chữa đại tràng táo kết,… .
Theo đông y:
Vỏ Qua lâu có vị ngọt, hơi chua, mùi hơi giống mùi đường sao cháy, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu, chữa sốt nóng, ho, thổ huyết, thủy thũng, vàng da. Liều dùng hàng ngày 8-16g, dạng sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Qua lâu nhân có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, đi vào các kinh phế, vị và đại trường. Có tác dụng thanh nhiệt hoá đàm, nhuận phế, chống ho, nhuận tràng. Liều dùng từ 8-16g, dạng thuốc sắc, dùng phối hợp với các vị thuốc khác.
Rễ Qua lâu có vị ngọt, đắng, tính hàn đi vào kinh Phế, vị và đại tràng có tác dụng tả hỏa, nhuận Phế, hạ khí, hạ đờm, nhuận táo, sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận táo, giảm đau. Chủ trị sốt nóng, đái tháo đường, miệng khô, khát nước, viêm amidan, vàng da, lở ngứa…. Dùng với liều từ 9 – 15g/ngày dạng thuốc sắc hoặc có thể tán bột làm thành viên hoàn uống. Thường phối hợp với các bài thuốc khác.
Một số nghiên cứu khoa học về cây Qua lâu:
Trong Qua lâu có chứa thành phần dược chất Triterpenoid saponin có tác dụng khu đàm.
Đồng thời Qua lâu nhân còn có tác dụng gây xổ mạnh, Qua lâu bì tác dụng nhẹ, Qua lâu sương thì có tác dụng hòa hoãn hơn do có chứa nhiều dầu béo.
Nghiên cưu In vitro trong ống nghiệm thu được, thuốc có khả năng gây ức chế trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn lĩ sonnei, trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, phẩy khuẩn thổ tả và nấm gây bệnh ngoài da. Mặt khác, thảo dược này cũng giúp loại bỏ và ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da.
Đặc biệt, các thành phần hóa học trong qua lâu còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
Ngoài ra, dược liệu này còn có khả năng làm giãn động mạch vành rõ rệt, làm gia tăng lưu lượng máu của động mạch vành, giúp chống thiếu oxy và hạ mỡ máu.
Một số bài thuốc có cây Qua lâu:
Trị phụ nữ vú sưng, trong vú có khối u:
Thăng ma, Cam thảo tiết, Thanh bì mỗi vị cân lấy 8g + Qua lâu nhân 12g. Cho tất cả các vị vào sắc lấy nước uống, uống nhân lúc còn nóng (Chứng Trị Chuẩn Thằng).
Chữa viêm họng, khản tiếng:
Qua lâu bì, bạch cương tằm, cam thảo mỗi vị cân lấy 10g + gừng tươi 4g. Thêm vào khoảng 200ml nước, bắc bếp sắc đến khi còn khoảng 50ml, uống trong ngày.
Chữa viêm tuyến vú:
Qua lâu bì, hoàng cầm 12g + bồ công anh 40g + kim ngân hoa, liên kiều mỗi vị 16g + sài đất, thanh bì mỗi vị 8g. Cho tất cả vào sắc lấy nước uống, dùng trong ngày.
Chữa đau thắt ngực:
Qua lâu bì 12g + đan sâm, xuyên khung, trầm hương, uất kim mỗi vị 20g + hồng hoa 16g + xích thược, hương phụ chế, hẹ mỗi vị 12g + xuyên quy vĩ 10g. Cho tất cả vào sắc uống, dùng trong ngày.
Chữa viêm tắc động mạch:
Qua lâu nhân, kim ngân hoa, xích thược, ngưu tất mỗi vị 16g + đương quy, cam thảo mỗi vị 20g + huyền sâm, đào nhân, đan bì mỗi vị 12g. Cho tất cả các vị trên vào sắc lấy nước, bỏ bã, uống mỗi ngày 1 thang.
Chữa lao phổi:
Qua lâu nhân 8g + sài hồ, hạ khô thảo, huyền sâm mỗi vị 16g + bán hạ chế, chỉ xác, tang bạch bì mỗi vị 8g. Cho tất cả các vị vào sắc lấy nước uống, dùng trong ngày.
Chữa mụn nhọt lâu ngày:
Thiên hoa phấn 8g + ý dĩ 12g + bạch chỉ 10g. Cho tất cả vào sắc hoặc có thể tán bột mỗi lần dùng chỉ cần đun sôi nước pha ra rồi uống.
Chữa sốt nóng do viêm họng, da vàng, miệng khô khát:
Thiên hoa phấn, rễ cây ké lớn đầu mỗi vị cân lấy 8g, cho vào sắc lấy nước uống, dùng trong ngày.
Chữa viêm amidan mạn tính:
Thiên hoa phấn, sơn thù, trạch tả, đan bì, phục linh, tri mẫu, địa cốt bì mỗi vị 8g + sinh địa 16g + hoài sơn, huyền sâm, ngưu tất mỗi vị 12g + xạ can 6g. Cho tất cả vào sắc lấy nước uống, dùng trong ngày.
Chữa tắc tia sữa:
Thiên hoa phấn, đương quy, xuyên sơn giáp mỗi vị 8g + bạch thược 12g + sài hồ, thanh bì, cát cánh, thông thảo mỗi vị 6g. Cho tất cả các vị trên vào sắc lấy nước, bỏ bã, uống ngày một thang.
Lưu ý:
- Người tỳ vị hư hàn không dùng qua lâu nhân. Dùng nhiều sinh tiêu chảy.
- Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
- Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.
Xem thêm: Cát cánh!